Để công kích Việt Nam bỏ phiếu trắng, trung lập, không ủng hộ Ukcraine, Mỹ và NATO trong cuộc xung đột ở Ukcraine, giới zân chủ đưa ra rất nhiều lý lẽ từ bôi nhọ, công kích chế độ cùng phe “độc tài”, vu cáo truyền thông của Đảng CSVN đã “tẩy não” khiến dân Việt đa số ủng hộ Nga, dọa nạt Việt Nam sẽ chịu chung số phận như Ukcraine nếu Trung Quốc học Nga xâm lược Việt Nam. Gần đay thì họ bắt đầu xuyên tạc vấn đề lịch sử để biện giải lý do Việt Nam không đứng về phe Ukcraine, như Việt Nam từng “xâm lược” Campuchia, miền Bắc từng “xâm lược” miền Nam!!!
Tiêu biểu là truyền thông zân chửi này tích cực tán phát bài viết “Thương về Ukraine” từ blog Điệp Mỹ Linh để cho rằng Việt Nam ủng hộ Nga xâm lược Ukraine vì miền Bắc cũng từng “xâm lược” miền Nam trước 1975. Bình luận về luận điệu của Điệp Mỹ Linh, ông Trần Bảo Quốc cho rằng, sự hoang tưởng, lộng ngôn và hết sức tráo trở, đánh tráo khái niệm của Điệp Mỹ Linh khi cho rằng: “Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam phải nhận chịu những cuộc xâm lăng quy mô, dữ dội và tàn bạo của CSVN” và “Nga cũng dùng luận điệu tuyên truyền xảo trá, gian manh y như luận điệu của ông Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã đầu độc người dân miền Bắc và “bộ đội ông Hồ” với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” để xẻ Trường Sơn, vượt vĩ tuyến vào Nam tiêu diệt người miền Nam!”.
Những nhà zân chửi như Điệp Mỹ Linh có lẽ cố tình không hiểu thế nào là “xâm lược”, “xâm lăng”? Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 đã đưa ra định nghĩa xâm lược dưới dạng tổng quát như sau: “Xâm lược (xâm lăng) là việc một nhà nước này dùng vũ lực chống lại chủ quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia khác hoặc bằng một cách khác trái với Hiến chương Liên hợp quốc”. Cùng một lãnh thổ, một dân tộc bị nước ngoài can thiệp, chia cắt mà đánh đồng, vu cáo thành “miền Bắc xâm lược miền Nam” là thứ luận điệu lỗi thời, vô lối mà cũng đem ra dùng nổi.
Trước hết, ôn lại một chút về lịch sử, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của Vương triều, Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triểu đại mới. Tháng 2 năm Giáp tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta bị ách đô hộ của Thực dân Pháp, bọn chúng thường gọi nhân dân ta là “Dân An Nam” để chỉ sự miệt thị, khinh bỉ và coi thường. Chỉ đến khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam DCCH thì quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận. Ngay từ những ngày lập nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Vậy thì chỉ có một nước Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX, và từ 2/9/1945 là nước Việt Nam DCCH, chứ làm gì có hai nước “nước miền Bắc” và “nước miền Nam”, để nói liều: “nước miền Bắc xâm lược nước miền Nam”.
Hơn nữa theo định nghĩa “xâm lược” (hay xâm lăng) của Liên hợp quốc đâu có đề cập việc miền Bắc tấn công để giải phóng miền Nam nhằm thống nhất đất nước, thu lại giang sơn về một mối là chiến tranh xâm lược? Những lý sự cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn…Miền Bắc xâm lược miền Nam” mà “bên thắng cuộc” là miền Bắc, còn “bên thua cuộc” là miền Nam chỉ là thứ lý sự cùn của đám ba que, tàn quân ngụy, do ôm hận vì không được tận hưởng danh phận làm tay sai cho ngoại bang.
Theo tiết lộ của ông Trần Bảo Quốc, Điệp Mỹ Linh chính là một phóng viên chiến trường cùng chồng là Trung tá Hải quân VNCH Hồ Quang Minh thì sẽ thấy rõ vì sao bà ta luôn “kêu khóc, chiêu tuyết” cho cái thây ma VNCH.
Cố giáo sư Trần Ngọc Chung-cựu sỹ quan VNCH (định cư tại Mỹ sau 30/4/1975, mất năm 2014), đã thẳng thắn chỉ ra: “Ngày nay lịch sử đã rõ ràng. Nhiều hồ sơ mật về cuộc chiến đã được giải mật. Với những hiểu biết mới về cuộc chiến tranh thì chúng ta đã rõ, cuộc chiến trước năm 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng của Thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của Mỹ… còn cuộc chiến đấu hậu Gieneve là cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ, vì cái thuyết Domino sai lầm…Đây là kết luận của các học giả phương Tây, xét theo những sự kiện lịch sử chứ không xét theo cảm tính phe phái”.
Còn đây là phát biểu của ông Nguyễn Văn Thiệu- người cầm đầu chế độ VNCH: “Mỹ còn viện trợ thì chúng tôi còn chống cộng. Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc lập”.
Trở lại cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, hơn 2 triệu người dân Ukraine đang phải tìm đường lánh nạn thì việc “thương về Ukraine” là một nghĩa cử đáng trân trọng, nhưng lợi dụng nó để xuyên tạc, bóp méo lịch sử nhằm bao biện cho những hành vi tội lỗi, tay sai, bán nước của mình của tàn quân VNCH là điều không thể chấp nhận.
Xuyên suốt các tuyên bố, phát ngôn, quan điểm nhất quán của Việt Nam từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukcraine là kêu gọi chấm dứt họat động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng, chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine, và Việt Nam cũng không “thiên vị” hay đứng về bất cứ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt Nam đứng bên này để chống bên kia, “cổ súy cho chiến tranh” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt. Hoặc cho rằng “Nga xâm lược Ukraine, Đại sứ Việt Nam “vô tư, hài ước” trước tình hình” của đám zân chửi, tàn quân ngụy như như Điệp Mỹ Linh nói dựa theo BBC là hết sức vớ vẩn, xuyên tạc.