Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
12484

Tạm dừng trước khi chia sẻ

 

Đó là tên gọi cho chiến dịch mới chống tin giả liên quan đến đại dịch COVID-19 do Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra.  

Mục đích của chiến dịch là kêu gọi người sử dụng các nền tảng số hóa dừng lại để suy nghĩ về thông tin mà họ định chia sẻ trước khi đăng tải nó lên mạng. “Cách dễ dàng nhất để truyền bá thông tin sai lệch mà không cần tiếp xúc trực tiếp với người khác là chia sẻ trên mạng xã hội. Bạn có thể nhân nó lên hàng ngàn lần tùy thuộc vào số lượng người theo dõi bạn trên mạng xã hội. Trong một môi trường đang đầy rẫy sự lo ngại về bệnh tật thì những tin tức sai lệch sẽ lan nhanh như ngọn lửa và đốt cháy tất cả. Sự gia tăng của thông tin sai lệch đang có tác động tàn phá dữ dội đối với các nỗ lực phòng chống COVID-19 trên toàn cầu”, Tổng thư ký truyền thông của LHQ Melissa Fleming nói.

Áp phích, tranh và hình ảnh cổ động chiến dịch Pause của LHQ đã được giới truyền thông sử dụng để thu hút sự quan tâm của người dân.

Mang tên “Pause”, chiến dịch bao gồm các video, đồ họa, quà tặng nhỏ đầy màu sắc và những bài viết tuyên truyền chỉ rõ sự phân biệt nội dung đáng tin cậy được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hiện đã có gần 200 quốc gia ủng hộ chiến dịch với khoản tiền hỗ trợ hơn 500 triệu USD. Đó là chưa kể đến con số hơn 10.000 người đăng ký tham gia làm tình nguyện viên kỹ thuật số phục vụ chiến dịch.  Những người này đang làm việc bằng 9 ngôn ngữ khác nhau, để sửa thông tin sai lệch về cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu thông qua các kênh truyền thông xã hội của riêng họ. Nếu phát hiện chuỗi tin giả, các tình nguyện viên kỹ thuật số này sẽ báo cáo với nền tảng để ngăn chặn sự lây lan của nó.

Việc lan truyền thông tin giả mạo, chưa được kiểm chứng trên mạng Internet nguy hiểm không khác gì virus gây bệnh chết người

Một kết quả phân tích gần đây cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 40% các bài viết về COVID-19 đăng trên nền tảng truyền thông xã hội được thực hiện bởi bots – các ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng được ngụy trang như con người và liều thuốc giải cho đại dịch thông tin sai lệch này chính là tin tức và những phân tích dựa trên thực tế.

Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters thống kê dựa trên 225 thông tin sai lệch liên quan đến dịch COVID-19 hồi tháng 5 cho thấy, có đến 88% lượng thông tin trên xuất hiện ở các nền tảng mạng xã hội, trong khi con số này chỉ là 9% đối với truyền hình và 8% trên báo chí. Với khoảng 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới, các trang mạng xã hội đã và đang dễ dàng trở thành nơi chia sẻ và lan truyền những tin tức này với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền tảng nào khác, bất chấp nỗ lực kiểm soát từ các hãng công nghệ. Hậu quả của những tin đồn thất thiệt này không chỉ dừng lại ở việc cản trở công tác chống dịch của các tổ chức y tế hay gây ra bất ổn xã hội, mà còn đe dọa đến tính mạng của người dùng nếu làm theo những chỉ dẫn sai lệch này.

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *