Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27564

Suy ngẫm từ phận lưu vong của hậu nhân “dòng họ trâm anh thế phiệt triều Nguyễn”

 

Mới đây chương trình gặp nhau cuối tuần của VOA chia sẻ về quá khứ đau thương của những kiếp người lận đận trong thời cuộc bấp bênh sau ngày giải phóng miền Nam với tiêu đề “Từ một thuyền nhân, tôi trở thành nhà tham vấn, trị liệu ở cộng đồng”. Với sự dẫn chuyện của Quốc Phương, người thuyền nhân (một thuật ngữ ám chỉ những người vượt biển bằng tàu thuyền sau ngày 30/4/1975, với động cơ đi tìm vùng đất hứa) có tên Tôn Thất Hùng, thuộc dòng họ trâm oanh thế phiệt của triều Nguyễn trước năm 1945.

Theo như Tôn Thất Hùng kể lại, thì anh ta đã vượt biên năm 1988, khi mới 18 tuổi, đã dạt vào Ma-lai-xi-a, rồi may mắn sống sót đi tiếp được qua tỵ nạn tại Ca – na – đa, hiện ở Toronto, một thành phố lớn và sầm uất bậc nhất ở Ca-na-đa. Đến xứ người, Tôn Thất Hùng cùng một số người bạn sớm ý thức việc học tiếp để có kiến thức và kỹ năng tự bươn chải cuộc sống. Nhờ đó, mà trụ được, dần có chỗ đứng trong một công việc mang tính hoạt động xã hội, vì cộng đồng (tham vấn, trị liệu cho những đối tượng thất bại thảm hại vì chơi trò đỏ đen, vì tệ nạn xã hội).

Câu chuyện của Tôn Thất Hùng mang tính tự thuật cuộc đời, không khoe khoang về dòng tộc, chỉ nói vai vế của cụ cố từng làm quan đại thần trong triều đình Huế trước khi Pháp qua xâm lược, từng có công đánh tàu của Bồ Đào Nha khi liên thủ với tàu Pháp đánh vào bán đảo Sơn Trà. Sự thay đổi số phận của dòng tộc nhà Tôn Thất Hùng là một cuộc thay đổi mang tính lịch sử, không tự quyết mà bị quân xâm lăng áp đặt, nước mất, nhà tan là lẽ đương nhiên, trong một xã hội mà 4 tháng bị ngoại bang thay tới 3 vua thì ai còn được nguyên danh giá tôn thất. Đó là nỗi đau thời mất nước, mất quyền tự chủ, sơn hà xã tắc bị thực dân, đế quốc dày xéo.

Sau hơn 10 năm kiếm sống, có dịp trở lại Ma-lai-xi-a để thực hiện một nghĩa cử giàu tính người, đó là đến thắp nhang cho những người cùng vượt biên xấu số bị chết thảm trôi dạt vào bờ biển của Mã lai, được người dân địa phương vớt lên chôn cất. Tôn Thất Hùng đã bộc bạch với linh hồn những người quá cố, đại ý rằng: các anh chị cũng từng đi tìm miền đất hứa, nhưng không đến nơi cần đến, còn em đã may mắn đến được, song cuộc sống ở những nơi đó cũng chẳng phải như là mơ, không đầy hoa hồng, mà em cũng phải trải qua những năm tháng tìm được miếng ăn phải trả giá đầy cơ cực, đẫm lệ (!!!).

Suy ngẫm về câu chuyện của Tôn Thất Hùng, blogger Trần Thao Giang chia sẻ: Lâu nay, người ta chỉ nhìn cái trước mắt là có những người vượt biên nay có được ít vốn liếng, hoặc có công ăn việc làm thu nhập cao hơn người lao động bình thường ở Việt Nam, rồi cứ nghĩ đi ra ngụ cư nước ngoài là “dễ kiếm ăn”, là “thụ hưởng tự do”; thậm chí còn “tố cáo” chế độ cộng sản ngột ngạt, buộc họ phải trở thành thuyền nhân. Nào ngờ, mặt sau của sự thành đạt hôm nay của các thuyền nhân cũng trải qua muôn ngàn đắng cay.

Cuộc đời sai lầm cũng là nhẽ thường tình, nhưng tai hại là sai lầm chính trị, lầm tưởng thế giới “tự do, dân chủ” ở phương Tây là “thiên đường hạnh phúc” thì quả là nguy hại hết chỗ nói. Vì rằng, ai rồi cũng không dứt được sợi dây vô hình với quê hương, bản quán. Đến như ông Nguyễn Văn Thiệu khi sắp chết cũng tỏ bày di nguyện là thiêu tro đem về Việt Nam, hoặc rải ra biển cả (nhất quyết không chôn cất ở xứ người).

Người Mỹ gốc Việt hoặc người Úc gốc Việt có cộng đồng sùng bái cờ ba sọc màu vàng thời Ngụy, nhưng số ấy cũng chả thể lái suy nghĩ của hơn 5 triệu người Việt đang định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài. Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn coi hơn 5 triệu người Việt ở xứ người là một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam. Nhiều nước đã coi người Việt là tộc người thiểu số cùng tồn tại với người bản địa, đó là sự khẳng định người Việt, văn hóa Việt có chỗ đứng giữa thời hội nhập, có đóng góp đáng kể vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người Việt bốn phương đều tưởng nhớ tới cội nguồn của mình. Tới dịp đón Tết cổ truyền dân tộc, người Việt tha hương đều thắp nén nhang lòng thành nhớ về gia đình, dòng tộc, quê hương, nhiều người vượt ngàn dặm đoàn viên với cố quốc. Họ từng có nhiều nghĩa cử cao đẹp để góp phần dựng xây quê hương, đất nước. Nhưng còn có những góc khuất ở một số nước châu Phi, quốc đảo thời trước từng bị lưu lạc bởi chế độ thực dân Pháp, nay không biết lối trở về cố quốc, chỉ biết kể lại cho cháu chắt, chút chít của mình về một miền xa vắng đau thương, khốn khó nghe như chuyện cổ tích. Đấy là nỗi đau chung khi thời thế lâm vào kiếp nạn nô lệ, cả dân tộc Việt Nam là thung lũng đau thương, nếu không có Cụ Hồ tìm lối ra, không có Đảng lãnh đạo thì đâu có được mở mày mở mặt như hôm nay.

Tôn Thất Hùng dù sao cũng còn may mắn, may là chưa gửi nắm xương ngấm đẫm nước muối mặn chát của cuộc đời lầm lẫn khi tuổi còn quá trẻ, bị những kẻ tuyên truyền phản động xúi bẩy chạy trốn khỏi “chế độ cộng sản”, đi tìm miền đất hứa bên kia bờ Đại Tây dương. Giờ đây, khi Tôn Thất Hùng trở lại Việt Nam, ông ta chắc hẳn càng thêm ý thức được rằng, hóa ra Việt Nam cũng không phải là một nơi đày ải con người, biết bao kiếp đời xấu số như anh ta cũng chỉ là nạn nhân của lối tuyên truyền vô nhân đạo, được khoác áo “dân chủ, nhân quyền”, đó đích thực là tội lỗi.

Câu chuyện của Tôn Thất Hùng khiến ta liên tưởng đến số phận lận đận của Bạch Hồng Quyền, Trần Thúy Nga, …vỡ mộng khi đặt chân đến “thiên đường dân chủ” của họ. Cái kết cục của họ là do chính họ lựa chọn, ảo tưởng và vỡ mộng. Đặt tên “thuyền nhân” cho những người bỏ nước ra đi như Tôn Thất Hùng nhằm thông qua số phận một cá nhân để bôi nhọ chế độ, ca ngợi xã hội Hoa Kỳ của VOA lại phản tác dụng,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *