Trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR), có một số loại vaccine được phân phối miễn phí cho người dâ nhằm mục đích đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Điều này có thể làm giảm khả năng phòng tránh và kiểm soát các dịch bệnh, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch và bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn ra trên toàn cầu.
Phần 1 – Việc cung ứng vaccine cho hoạt động TCMR
Những mũi TCMR đã bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 1981, với sự hỗ trợ quan trọng từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF. Chương trình nhằm mục đích giúp trẻ phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và có khả năng gây tử vong cao trong thời điểm đó.

Kể từ đó, chương trình đã dần mở rộng đối tượng tiêm chủng và phạm vi địa bàn. Các mũi tiêm chủng miễn phí cho trẻ ngày càng được mở rộng về số lượng và loại hình. Hiện nay, chương trình đã bao gồm hơn 10 loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm quan trọng, bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, bại liệt và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Các loại vaccine khi được tiêm sẽ đưa thành phần kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể khỏe mạnh, sau đó trẻ sản xuất các loại kháng thể đặc hiệu để chống lại kháng nguyên ấy. Kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các đợt tấn công của vi khuẩn và virus.
Qua chương trình tiêm chủng mở rộng, sức đề kháng của trẻ em đang được củng cố và tăng cao, giúp chúng ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Đồng thời, chi phí tiêm phòng cũng được tính toán thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh. Chương trình tiêm chủng hiện đang được triển khai đều đặn hàng tháng, với hơn 1,5 triệu trẻ em được tiêm chủng mỗi năm.
Theo quy định chính thức, từ ngày 05/02/2024, Chính phủ Việt Nam tổ chức chương trình TCMR để tiêm chủng miễn phí đối với các vaccine bắt buộc sử dụng, tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật, phòng các bệnh truyền nhiễm cho hai đối tượng là trẻ em và phụ nữ có thai. Hiện nay, Việt Nam, có hơn 30 loại vaccine được sử dụng để tiêm chủng cho cả trẻ em và các nhóm đối tượng khác.
Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định quy định về việc cung ứng vaccine cho hoạt động tiêm chủng như sau:
– Vaccine sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong chương trình TCMR, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng;
– Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vaccine quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vaccine trong chương trình TCMR;
– Căn cứ đề xuất về nhu cầu vaccinecủa cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vaccine và tiêm chủng hằng năm;
– Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vaccine cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối vaccine giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vaccine đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vaccine theo định kỳ hằng tháng;
– Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vaccine cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan điều phối vaccine giữa các tỉnh.