Trước việc một số vụ án thu hút sự chú ý của dư luận như vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, vụ án người mẫu Trần Thị Ngọc Trinh, vụ án nhà xe Thành Bưởi “gây tai nạn nghiêm trọng, làm 5 người chết, 4 người bị thương nặng” thì đồng thời cũng trở thành mục tiêu xuyên tạc, bóp méo bản chất, hòng công kích chế độ của những thành phần chống phá đất nước, bất chấp việc chính bị cáo Nguyễn Phương Hằng hay bị can Ngọc Trinh đều nhận ra lỗi lầm của mình. Chẳng hạn như Nguyễn Anh Tuấn, kẻ đang sống ở Canada với tư cách tị nạn chính trị, cầm đầu tổ chức “Voice-tổ chức ngoại vi của Việt Tân”, mới đăng bài trên RFA với cái title xuyên tạc tráo trở: “Bóng ma chuyên chính”, đã xuyên tạc, bóp méo sự thật: “Vụ bắt giữ bà Nguyễn Phương Hằng và người mẫu Ngọc Trinh, sau đó là việc điều tra nhà xe Thành Bưởi, báo hiệu một bóng ma đang quay trở lại đời sống xã hội Việt Nam” hay “Trái lại, một nền chuyên chính vô sản, tức là lề lối quản trị xã hội bằng chỉ thị và nghị quyết của một đảng Leninist thì kém minh bạch và không thể đoán định, vốn là những điểm thù nghịch với kinh tế thị trường vì sẽ bóp chết mọi ý định kinh doanh và gây rủi ro cho mọi giao kết hợp đồng”…
Bình luận về luận điệu xuyên tạc xảo trá này của Nguyễn Anh Tuấn, blogger Tống Ngọc Trịnh cho rằng:
Chuyên chính vô sản là một lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lênin, là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đảng cộng sản cầm quyền lãnh đạo Nhà nước phải dùng quyền lực nhà nước trấn áp các thế lực thù địch phản động để tiến hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3-1989) lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm “chuyên chính vô sản”. Nhưng từ Đại hội VII đến nay, những nội dung, nguyên tắc cơ bản của chuyên chính vô sản theo quan điểm Mac xit- Lenin nit vẫn được quán triệt và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.Trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân và thực hiện “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Những vụ án trong nước trong những ngày vừa qua mà Nguyễn Anh Tuấn vừa điểm lại là việc làm bình thường của các cơ quan chức năng, gã lại coi là “những vụ án kỳ lạ”. Những kẻ có hành vi, vi phạm pháp luật phải bị trừng trị theo đúng pháp luật hiện hành. Những lý lẽ mà gã đưa ra toàn là hóng hớt theo kiểu “dư luận cho rằng” , “có người cho rằng” “người ta bàn tán”, “hình như công an hơi mạnh tay khi bắt giam Ngọc Trinh” để nhằm bao che, bênh vực, cổ súy cho tội phạm. Nguyễn Anh Tuấn đừng có chơi chữ, kiểu nhập nhèm đánh lận con đen, giữa hai khái niệm “pháp quyền” và “pháp trị” để đưa ra câu hỏi ỡm ờ: “Pháp trị hay chuyên chính vô sản?”. Pháp quyền là “sự cai trị của pháp luật” còn Pháp trị là “sự cai trị bằng pháp luật”. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã khẳng định “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” một loạt các nguyên tắc của pháp quyền như bảo vệ quyền con người, các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau, tòa án phải bảo vệ công lý… cũng đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận. Tất nhiên, hiện tại Việt Nam đang xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn theo Cương lĩnh xây dựng đất nước, Hiến pháp và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 “Về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Việc Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng “Án của Đảng” khi trích dẫn:“ ông Thưởng đã cho biết, bà Phương Hằng, cùng với nhóm Báo Sạch bị bắt, vì “thách thức đường lối, chủ trương của đảng” – một lý do không thể mơ hồ hơn. Ông Thưởng cũng đã tiết lộ, “những vụ án, vụ việc có liên quan đến chính trị, đối ngoại, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm thì xử lý theo đúng Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 04-HD/TW của Ban Bí thư”. ViệcThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khi đó, phát biểu chỉ đạo các ngành nội chính Việt Nam là hoàn toàn đúng. Gã phải hiểu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng cầm quyền” lãnh đạo nhà nước, xã hội, nhưng không làm thay Nhà nước, mà sử dụng Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, là quyền lực của một tổ chức chính trị “Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, chiến lược, các chủ trương, chính sách lớn, bằng công tác tổ chức, cán bộ; bằng kiểm tra, giám sát…Và các tổ chức của Đảng và đảng viên, nhất là tổ chức đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, vừa phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật vừa phải nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”.
Nguyễn Anh Tuấn viết xằng, viết bậy vu cáo một cách trắng trợn cho rằng:“Vậy làm sao biết, khi nào một ai đó bị bắt và nếu bị bắt thì lý do thực sự là gì? Khi bạn nhận ra rằng, có những vụ án của đảng trong đó người ta bị bắt đôi khi chỉ vì đảng muốn như vậy, bạn sẽ thấy sự trở lại của một bóng ma, rồi sẽ còn phủ bóng lên đời sống xã hội Việt Nam nhiều năm tới đây. Bóng ma chuyên chính vô sản”. Nguyễn Anh Tuấn, phải biết rằng, việc các cơ quan chức năng mà cụ thể là Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam là phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể phải theo Điều 143 quy định. “Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa vào những căn cứ: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú”. Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt người; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú phải có đại diện chính quyền xã , phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Nguyễn Anh Tuấn chưa kịp bị bắt, đã cao chạy, xa bay sang Thái Lan chui rúc 2 năm rồi sau đó sang Canada tị nạn chính trị, nên không hiểu rõ quy định mới viết xằng viết bậy như trên mà thôi. Thiết tưởng, Nguyễn Anh Tuấn nói riêng và RFA nên khép lại tiếng nói lạc lõng và hãy dừng lại ngay việc can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tổng thống Mỹ Joe Biden với các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã thống nhất là: “Tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau; đồng thời đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn nữa”. Một khi đã tôn trọng thể chế chính trị của nhau thì sao lại cứ để cho RFA vẫn ra rả chọc ngoáy vào công việc nội bộ của Việt Nam?
Còn nhớ, khi ở Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn, cùng Phạm Thị Đoan Trang và đám chống đối trong nước đã hết lời cổ súy, ca tụng, tâng bốc, bảo vệ cho hành động thách thức, khủng bố của băng nhóm Lê Đình Kinh ở Đồng Tâm. Phạm bất cứ chỗ nào có thể kích động biểu tình, bạo loạn, chúng đều mò đến, tiếp cận nạn nhân và thành phần cực đoan để kích động, dân dắt, hậu thuẫn cả vật chất lẫn tinh thần. Giừ đây, khi lưu vong xứ người, y vẫn chưa từ bỏ chiêu trò và thủ đoạn xưa cũ này.