Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
11085

LẠI TRÒ TUNG HỨNG “GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN” Kỳ 2 Chiêu trò tung hứng

Nguyên nghĩa của khái niệm “giải thưởng” thể hiện giá trị, ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, với những kẻ chống phá Nhà nước, Nhân dân, bằng chiêu trò lập ra “giải thưởng nhân quyền”, họ cố tính làm biến tướng ý nghĩa của từ này rồi tung hứng xét duyệt, bình chọn, tạo những màn kịch vụng về, lố bịch…

Giải thưởng nhân quyền vốn rất thiêng liêng, vì mục đích cao cả, dành cho những người có đóng góp lớn vì sự tiến bộ trong bảo đảm quyền con người ở các quốc gia, vùng lãnh thổ hay ở phạm vi khu vực và thế giới. Thế nhưng, điều kỳ quặc là lâu nay, một số tổ chức nhân danh “bảo vệ quyền con người” lại làm điều vừa trái đạo lý, vừa trái pháp lý khi dựng lên cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” để trao cho những kẻ phá hoại xã hội, phá hoại cuộc sống của người dân ở các nước mà kẻ đó sinh ra hoặc đang sinh sống, trú ngụ. Cứ nhìn những người được các tổ chức này trao giải, nhiều người không nhịn được cười, không hiểu là họ đang diễn hề hay làm trò kỳ quặc gì.

Như với “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”, đây là chiêu trò tấu hài mà chúng diễn nhiều năm nay. Lê Đình Lượng– một đối tượng phạm tội bị TAND cấp cao tuyên y án 20 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tổ chức phản động Việt Tân thường tô vẽ cho giải thưởng này với những ngôn từ khôi hài: “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và tự do của dân tộc Việt Nam”! Hồi năm 2018, họ xướng tên 3 “nhà hoạt động nhân quyền” gồm Hoàng Đức Bình, Trần Thị Nga, Phạm Đoan Trang. Bình chính là đối tượng bị toà phúc thẩm tuyên y án 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Theo HĐXX, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức, tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự… Một đối tượng như Bình gây sách nhiễu, phá hoại chính sách phát triển kinh tế và gây mất ổn định trật tự tại địa phương, hành vi đó làm ảnh hưởng cuộc sống của người dân, xâm phạm đến các quyền mà người dân được hưởng, lại được Việt Tân dựng lên trao thưởng vì “có thành tích trong đấu tranh cho nhân quyền” thì đủ hiểu tiêu chí đó là gì.

Tương tự, Trần Thị Nga, đối tượng bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì được vôi ve thành “bà vẫn tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, phản đối Formosa xả thải hủy diệt môi trường”. Còn Phạm Đoan Trang – đối tượng có các bài viết, cuốn sách sai trái, chống phá đất nước, nhân dân thì được tô màu “là một những người phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh Hà Nội”, có lý lịch “đã tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam” và “tham gia chiến dịch “cứu dân cứu biển” sau tai họa môi trường ở miền Trung”…

Với trường hợp Nguyễn Năng Tĩnh, đây là đối tượng bị kết án tù về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nguyễn Năng Tĩnh có mối quan hệ móc nối với nhiều phần tử cực đoan, phản động trong và ngoài tỉnh Nghệ An, đặc biệt là số thành viên tổ chức Việt Tân tại các tỉnh, thành: Vũng Tàu, Hà Nam, Hà Nội… Thông qua mạng xã hội, Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; kích động người dân biểu tình, chống chính quyền… Còn Nguyễn Văn Hóa, người được trao “giải thưởng nhân quyền” cùng với Nguyễn Năng Tĩnh cũng là một đối tượng có hành động chống đối quyết liệt. Nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ các cá nhân, tổ chức phản động nước ngoài, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng mạng xã hội tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Qua đó, truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính quyền; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn, chống phá Nhà nước Việt Nam. Dù bị kết án và phải chấp hành án phạt tù nhưng Nguyễn Văn Hóa vẫn tiếp diễn nhiều hoạt động chống đối, đặc biệt là sử dụng chiêu trò giả vờ tuyệt thực trong trại giam để gây sức ép với chính quyền.

Gần đây, những thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi bầu chọn chủ nhân cho “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá”. Theo sự rêu rao của các đối tượng, “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá 2020” được dành trao cho những người tại quốc nội đang “trực diện bất chấp hiểm nguy, đòi hỏi dân chủ, công lý và độc lập thật sự cho Việt Nam”. Giải thưởng này được các đối tượng rêu rao là do người Việt vinh danh người Việt. Trong khi đó, Trần Văn Bá chính là người đã cùng các đối tượng như Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tổ chức đưa biệt kích cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với kế hoạch lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trần Văn Bá bị lực lượng công an bắt giữ trong Kế hoạch CM-12 khi đang xâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển và bị tòa án Việt Nam kết án tử hình năm 1985 vì tội phản quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *