Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22624

“Hội luận” hay chiêu trò xuyên tạc chống phá?

 

Bất chấp xu thế phát triển của nền chính trị thế giới hiện nay, việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền nói chung, lợi dụng tự do tôn giáo nói riêng để chống phá nước này, nước kia tuy đã lỗi thời, không phù hợp. những các thế lực chống phá Việt Nam vẫn chưa từ bỏ. Chẳng hạn, RFA cùng một số trang mạng xã hội của các tổ chức phản động lưu vong đang ra sức tung hô, khuyếch trương, cái gọi là buổi “Hội luận Ngày Quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin” (22/8) do “Ủy ban Cứu trợ người vượt biển – BPSOS” tổ chức rặt nội dung thông tin xuyên tạc tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vu cáo Việt Nam “đàn áp” các “nhóm tôn giáo độc lập”,… Trái ngược với luận điệu này, Việt Nam luôn đặt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người.

Trên cơ sở Công ước quốc tế và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội lịch sử truyền thống của mỗi quốc gia (Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị) có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. Các quy định về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng từ Hiến pháp (Điều 75 Hiến pháp, Điều 24 Chương II. Thực tế cho thấy, Việt Nam đặt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp và luật pháp đạt chuẩn quốc tế ngay từ khi có Hiến pháp đầu tiên và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không cho phép bất kỳ tôn giáo nào được đứng ngoài luật pháp, đứng ngoài dân tộc, đứng trên lợi ích quốc gia. Tại Việt Nam không bao giờ có chuyện “đàn áp tôn giáo”, “vi phạm tự do tôn giáo”. Việt Nam hiện có 16 tôn giáo, 43 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) được công nhận tư cách pháp nhân. Ở Việt Nam không có cái gọi là “nhóm tôn giáo độc lập”. Những nhóm người mà một số tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam gọi là “nhóm tôn giáo độc lập” và cho rằng bị “đàn áp” vì thực hiện quyền tự do tôn giáo, họ không thuộc các tôn giáo, tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động. Thực chất những nhóm người này đã lợi dụng, đội lốt tôn giáo để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật Việt Nam và đương nhiên họ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, trong đó có giáo dân.

Do vậy, thấy ngay, buổi “Hội luận…” như đã nói không nhằm mục đích gì khác là tiếp tục tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân thù địch xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo về tự do tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những thông tin, tài liệu từ buổi “Hội luận…” mà RFA cùng một vài trang mạng xã hội phát tán về tự do tôn giáo ở Việt Nam là bịa đặt và trắng trợn xuyên tạc sự thật. Thực tế đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái phát đi từ buổi “Hội luận…”./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *