Chuyện làng zân chủ dăm ba bữa lại bóc mẽ nhau vốn rất thường tình, phổ biến, tuy nhiên sự việc gây đình đám, náo loạn làng zân chủ những ngày qua liên quan đến facebook “Hưng Tiến Lê”, vốn được xem là đồng bọn cũ của làng zân chủ đã lập một fanpage mang tên “Chat với Đoan Trang”, để đăng tải một số đoạn chat được cho là của Trang mà facebooker này tâm đắc và đồng tình với đánh giá của Trang về một số cá nhân tiêu biểu và thực trạng thê thảm của làng zân chủ này. Sự việc thu hút bởi Đoan Trang đang được xem như thủ lĩnh truyền thông, có uy tín ảnh hưởng trong làng zân chủ và những đánh giá của Trang lại được không ít đồng bọn đồng tình nhưng không dám nói ra. Vụ scandal này khiến công khai phủ nhận và thề thốt mình không dám “nhục mạ” các gương mặt chống cộng nổi tiếng kia, đồng thời tuyên bố rút khỏi NXB Tự Do, viện cớ để giữ an toàn cho các thành viên khác của tổ chức này – hành động được xem như là “hờn dỗi”, lấy lòng thương cảm của đồng bọn sau vụ dính phốt tai tiếng này.
Trong bài thứ ba này, tôi xin tiếp tục bàn về những đánh giá nhận xét của Phạm Đoan Trang với hành động của đồng bọn và thân nhân của họ đi cầu xin Mỹ, EU can thiệp trả tự do cho kẻ bị bắt, đi tù.
Khi bàn về hành động của bà Vũ Minh Khánh, vợ Nguyễn Văn Đài thành công đến gặp được nhân viên Đại sứ quán Mỹ kể lể chồng mình “đấu tranh dân chủ”, vô tội, đề nghị Mỹ có trách nhiệm can thiệp, lên tiếng… Sau đó là đồng bọn của Trang bu vào chúc mừng, động viên bà này “thành công”. Những hành động này khiến Đoan Trang thấy tởm lợm, khinh thường, đặt địa vị vào phía chính khách Mỹ sẽ thấy đám zân chủ trong nước là “vọng ngoại”, “nhục nhã”, “thảm hại” ra sao… Khôi hài thay, những đánh giá của Trang về hành động cầu xin Mỹ can thiệp này hoàn toàn trùng khớp với đánh giá của dân mạng vốn bị Trang và đồng bọn chụp mũ là “dư luận viên”!
Đoan Trang còn đánh giá thêm rằng, số thân nhân những kẻ bị bắt chỉ biết cầu xin cho thân nhân mình, không hề biết “nghĩ rộng” ra là cầu xin can thiệp vào chính thể, can thiệp thay đổi luật pháp, cơ chế giúp cho những kẻ đang đấu tranh trong “nguy hiểm” như Trang. Trong khi đó đám zân chủ trong và ngoài nước còn tiêu tốn “mấy chục ngàn đô” cho bà Vũ Minh Khánh đi lê la khắp Mỹ, Châu Âu để vận động can thiệp cho chồng mình. Đoan Trang không hề giấu giếm sự khinh bỉ với nhận thức của thân nhân và của cả phong trào dân chủ “thiển cận”, không nhìn ra cái gốc rễ cần đấu tranh, chỉ vun vén cho bản thân, lo những thứ tủn mủn, vui mừng quá độ mỗi khi chính quyền thả cho một tù nhân “xuất khẩu” và Mỹ, EU can thiệp đón được một “tù nhân lương tâm” đi là thỏa mãn.
Quả thật, Đoan Trang nói rất đúng tâm trạng của những kẻ tủi thân khi đồng bọn bị bắt đều thành “anh hùng” và cả phong trào dân chủ dồn lực làm truyền thông tung hô các “anh hùng” mà quên lãng những kẻ đang “đấu tranh” như Đoan Trang chưa bị bắt. Đây chính là căn nguyên khiến Đoan Trang luôn bị chính những kẻ tâm phúc, đồng bọn bóc mẽ chăng?
Khánh Chi