Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
62097

Phạm Đoan Trang: hành trình của kẻ chạy theo dư luận – tự biến mình thành “nạn nhân” của chế độ?

Sinh ra trong gia đình trí thức nhỏ, học trường nổi tiếng, ra trường là phóng viên nhiều tờ báo lớn trong nước, nhưng vì bất mãn với chế độ nhuận bút thấp, phải tuân thủ quy định khắt khe của cơ quan báo chí uy tín, không dễ tạo danh tiếng cá nhân nổi lềnh phềnh…khiến Đoan Trang sớm nuôi dưỡng thất vọng. Khi phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò nổi lên, Việt tân và các tổ chức phản động mở chiến dịch săn người qua các cuộc biểu tình, Đoan Trang nhanh chóng rơi vào tầm ngắm. Từ đây, nhận thấy có thể dễ dàng kiếm nhuận bút hàng trăm USD cho một bài viết không đòi hỏi bất cứ quy định nào, được bên ngoài PR miễn phí, dễ dàng tiếp cận với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các quỹ dân chủ…khiến Đoan Trang bắt đầu so sánh, dần dần quyết định dứt áo bỏ nghề viết chuyển sang làm “cây viết độc lập” cho các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Giờ đây, Phạm Đoan Trang đã bị khởi tố, chờ bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước với mức án lên đến 20 năm tù cho ta nhiều suy ngẫm về một cây bút trượt dài theo hư danh ảo tưởng.

Từ khi chính thức làm việc cho VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt tân, Đoan Trang thấy kiếm tiền, kiếm danh dễ hơn bao giờ hết. Không còn phải tuân thủ một số nguyên tắc về bố cục bài, độ khách quan của ý kiến, và độ đầy đủ, chính xác của thông tin, không phải vất vả để thu thập thông tin cho đầy đủ và phân tích thông tin cho tường tận, trước khi đưa ra các kết luận thận trọng như viết bài cho báo chí trong nước, giờ đây, từ một người đưa tin trung thực, khách quan cho dư luận, bà Trang đã trở thành người thôi miên dư luận để trục lợi chính trị như đúng ý đồ của kẻ trả tiền. Mỗi bài viết kiểu này, Đoan Trang không cần đầu tư săn lùng thông tin, chỉ cần một vài thông tin rồi bóp méo theo ý đồ chính trị là thành bài hít, được cả hệ thống truyền thông chống cộng trong và ngoài nước PR “miễn phí” cho cả bài viết lẫn tác giả.

Nhìn vào mấy dự án viết sách của bà Trang, như cuốn “Cẩm nang truyền thông” viết theo đơn đặt hàng của “Dân Làm báo” mới thấy bà Trang ca tụng lố bịch cho trang lá cải trong làng zân chủ mà đến chính các đệ tử của Trang trong nhóm admin Nhật ký yêu nước khinh rẻ, khuyến cáo nhau đừng share tin, bài từ Dân Làm báo làm mất uy tín của họ. Hàng loạt các cuốn sách sau này như “Anh Ba Sàm” theo đơn đặt hàng của bà Lê Thị Minh Hà – vợ ông Bà Sàm – nữ Việt kiều giàu có, hay Báo cáo về Luật tôn giáo và tín ngưỡng, Chính trị bình dân…đều là cách biên bài rẻ tiền cóp nhặt từ các trang mạng chống chính quyền rồi liên kết, cắt ghép thành một thứ gọi là “sách” để dựng “profile” đẹp cho “nhà báo, cây viết độc lập” Phạm Đoan Trang!

Blogger Loa Phường từng bình phẩm cách thức Đoan Trang chạy theo dư luận và để dư luận chống Cộng định nghĩa, giúp cho bà ta nuôi dưỡng ảo tưởng “mình là một “anh thư” thay vì một bà cô ế chồng do hư hỏng, buông thả về đời tư; mình là người viết “sách giáo khoa chính trị” cho cả nước Việt thay vì một cây bút hỏng; mình là một “chứng nhân lịch sử” thay vì một hạt bụi sẽ biến mất trong dòng thời gian; mình là một thủ lĩnh dân chủ được đám đệ tử tung hô thay vì được những người dân thực sự thừa nhận…“Dư luận chống cộng” là phao cứu sinh cho “cái tôi” của bà Trang, vì thế bà bám chặt nó. Tiếc thay, kẻ không biết bơi không bao giờ hiểu biển, và kẻ để dư luận định nghĩa bản thân không bao giờ là một nhà báo giỏi.

Bằng chứng cho chuyện đó không ở đâu xa. Trước khi dư luận nổi sóng vì Tùng Dương chửi nhạc bolero, Đoan Trang chưa từng chụp ảnh với đàn guitar, cũng chưa từng thể hiện mình yêu nhạc. Vậy mà kể từ làn sóng dư luận đó, bà Trang bắt đầu liên tục tỏ ra sành nhạc, liên tục chụp ảnh với đàn, và liên tục nói mình không thể sống thiếu đàn hát, như thể bà đến từ hành tinh thở khí guitar, như thể bà đấu tranh chính trị chỉ để bảo vệ giá trị âm nhạc nào đó. Bà vẽ ra cả một nhân cách mới cho mình, theo đó bà là một nhà hoạt động phớt đời, không ham lợi danh, vì có tâm hồn nghệ sĩ”.

Blog Loa Phường cũng bình phẩm, Đoan Trang là kẻ không tự biết mình hoặc có thể biết mình nhưng không thể chấp nhận thực tế nghiệt ngã, bất công với mình đó. Bởi nếu tự nhìn lại bản thân, Trang sẽ phải đối mặt với một loạt những thực tế phũ phàng và đáng sợ. Những thực tế đó bao gồm việc bà đã mất khả năng viết những bài báo có giá trị lịch sử; việc bà xấu xí, ế chồng, thất bại về mặt chính trị; và việc bà chỉ có toàn những kẻ bất tài, nhưng xu nịnh hoặc cơ hội vây quanh. Để tránh phải nhìn thẳng vào những thực tế này, bà Trang tự huyễn bằng những lời khen mà bà nhận được từ dư luận, mà không phải dư luận thực sự, đó là dư luận từ giới chống cộng mà bà và truyền thông hải ngoại dán cho nó cụm từ “nhân dân”.

Đến khi các dự án, kế hoạch khai triển cách mạng đường phố theo nhau thất bại, từ biểu tình cây xanh, cách mạng cá, phong trào ứng cử ĐBQH, các dự án xã hội dân sự…thì Đoan Trang lại sắm vai là “nạn nhân của chế độ cộng sản” với bài viết ai oán, hận thù. Bà ta liên tục phàn nàn về việc mình bị gãy chân do công an trong lần co kéo biểu tình nào đó, nhưng bà lại không thể trích dẫn được bằng chứng cụ thể hay vụ việc cụ thể dẫn đến chân bà bị hỏng. Bà ta liên tục lu loa, mình bị công an canh cửa, mình bị công an mời lên làm việc, mình đã bị bắt hay chắc chắn sắp bị bắt… nhưng bà vẫn vô tư đi lại, thoải mái “lẩn trốn” khỏi nhà, tha hồ viết bài, trả lời phỏng vấn, tụ tập với bạn bè để tặng sách “Chính trị bình dân” với lời cầu khẩn họ sẽ thưởng thức nó…Từ một nhà báo buộc mình phải đứng ở vị trí khách quan, trung lập, bà ta tự biến mình thành nạn nhân, Đoan Trang chỉ còn viết ra lời kêu ca của chính mình, chứ không thể đưa tin về góc nhìn của nhiều phía.

Qua sự xuống dốc của cây bút Phạm Đoan Trang, chúng ta nhận ra một sự thật. Đó là mọi cư dân mạng đều có thể giống như Trang. Mỗi chúng ta đều có thể phản bội sự thật khi mải chạy theo danh, tiền, quyền hư ảo. Mỗi chúng ta đều dễ quên sự thật về chính mình, khi ta để hư danh định nghĩa. Mỗi chúng ta đều có xu hướng đổ lỗi cho người khác, rồi đắm chìm vào một bi kịch tưởng tượng của bản thân, thay vì tự bước ra để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh

Khánh Chi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *