Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20334

Chớ xuyên tạc việc thực hiện quyền trẻ em của Việt Nam

 

Cứ đến dịp Ngày Quốc tế về Nhân quyền (10/12), truyền thông Việt ngữ của phương Tây và các trang zân chủ mạng lại mở chiến dịch công kích nhân quyền Việt Nam. Bên cạnh c hủ đề chính là suy tôn, ca tụng, vinh danh đồng bọn, tay sai chống phá trong nước, họ khai thác mọi chủ đề về nhân quyền để xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín Nhà nước, chế độ chính trị hiện hành của Việt Nam, trong đó cả cả vấn đề quyền trẻ em là mục tiêu dễ đi vào lòng người, mua chuộc người đọc của họ.

Tiêu biểu trong số đó, trang Tiếng Dân mang danh của nhóm “nhân sỹ trí thức”, thực chất dưới sự điều hành của vài cây bút phản động ở Mỹ đăng bài “Việt Nam cần một cuộc cách mạng về quyền trẻ em” với lập luận cho rằng “trẻ em VN chưa được tôn trọng, và không biết gì về quyền của mình”, lên án giáo dục về quyền trẻ em “vẫn rất mờ nhạt”; “đặc biệt không được thực hành một cách tự giác và thực chất trong môi trường giáo dục cũng như xã hội” và đòi phải đưa giáo dục quyền trẻ em “thay thế cho vị trí của môn đạo đức đầy tính giáo điều hiện hành”.

Trên blog IvanLevanlan đã đưa ra một số luận điểm phản bác luận điệu này

Thứ nhất, không nên tuyệt đối hóa quyền trẻ em, đòi giáo dục quyền trẻ em trở thành môn học và môn này thay thế cho “môn đạo đức” – môn giáo dục công dân là phiến diện. Giáo dục đạo đức hay giáo dục công dân với mục tiêu góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu, tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Như vậy, giáo dục công dân có tính toàn diện hơn, sao lại mang cái bộ phận thay cho cái toàn diện được nhỉ? Tuyệt đối hóa cái mình nói, mình đề cập để cho nó là nhất, còn những thứ khác là thứ yếu, không quan trọng. Thái độ như thế có khách quan không?

Thứ hai, nhận xét thiếu khách quan. Việc tuyên bố rằng: quyền trẻ em “không được thực hành một cách tự giác và thực chất trong môi trường giáo dục cũng như xã hội”, chứng tỏ tác giả không hiểu, không  biết và nói liều. Thực tế, thực thi quyền trẻ em dưới nhiều hình thức, có thể là một chương trình, một đề án, một nội dung cụ thể riêng, nhưng nó được lồng ghép rất nhiều trong các nội dung khác trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vài ví dụ cụ thể:

  1. Việt Nam đã nỗ lực trong phòng, chống mua bán trẻ em.

Theo đánh giá của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), những năm gần đây, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp. Số  nạn nhân bị mua bán khoảng 11,7 triệu người (chiếm 70% số nạn nhân bị mua bán trên thế giới, trong đó 55% là phụ nữ, trẻ em gái; 45% là nam giới). Tội phạm mua bán người đã xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố nước ta. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê, v.v.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã luôn coi công tác phòng, chống mua bán người (trong đó có trẻ em) là một nhiệm vụ trọng tâm, triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này. Triển khai Chương trình 130/CP và Luật Phòng, chống mua bán người, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP); ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo[1]; kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình 130/CP trong từng giai đoạn và hàng năm; kế hoạch triển khai, thi hành Luật Phòng, chống mua bán người; tổ chức chỉ đạo điểm của Chính phủ thực hiện Chương trình 130/CP tại 06 địa phương trọng điểm[2]. Hàng năm, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình 130/CP và 138/CP, nhằm ngăn ngừa đẩy lùi tình trạng mua bán người; trong đó, có trẻ em ở nước ta.

  1. Trẻ em được bảo vệ, hỗ trợ để sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng. Ai cũng biết mạng xã hội có hai mặt tích cực và tiêu cực. Trẻ em không được bảo vệ, hỗ trợ trên môi trường mạng rất dễ mất an toàn, thậm trí đến cả tính mạng.

Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm cho trẻ em trên thế giới nói chung, trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với internet từ rất sớm bằng cách khác nhau. Cứ 03 trẻ em thì có 02 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet. Theo báo cáo gần đây nhất của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, các thành phố lớn trên toàn quốc ở nước ta có đến 96,9% trẻ có sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau, như: học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game. Trong đó, để học hành/ nghiên cứu  83,1%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/ đọc tin tức (70,9%), giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi trò chơi điện tử/ trực tuyến (58,7%)[3]. Nhưng luồng gió mát nào cũng mang theo bụi bẩn.

Vì vậy, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2020), đã tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật, phòng chống xâm hại trẻ em theo hình thức trực tuyến. Các đại biểu Quốc hội cho ý kiến trong thời đại số việc cấm trẻ em tham gia không gian mạng là hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức của trẻ. Thay vì cấm, phải hướng trẻ đến kiến thức, kỹ năng để trẻ khai khác thông tin mạng an toàn.

Nhận thức được những ưu điểm và phòng ngừa rủi ro trong thời đại phát triển công nghệ số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Cục An toàn thông tin chủ trì xây dựng và đề xuất Đề án Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025 trình Thủ tướng Chính phủ. Tháng 5/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025” triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm:

– Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý;

– Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng;

– Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ;

– Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật;

– Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ trẻ em.

Căn cứ Quyết định số 1472/QĐ-TTg, ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, ngày 22/12/2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 2264/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng năm 2021. Đây được coi là chương trình trọng tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc hỗ trợ trẻ em khi tham gia tương tác trên môi trường mạng năm 2021.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 23/CT-TTg, ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định thành lập Mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong thời gian tới.

3.Trẻ em được bảo vệ trong và sau đại dịch Covid-19.Trước tác động của dịch bệnh covid-19, TW Hội LHPN Việt Nam kịp Ban hành Hướng dẫn số 57/HD-ĐCT, ngày 12/8/2021 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam để: (1) Giám sát việc triển khai chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; (2) Giám sát việc triển khai chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và tham gia giám sát các chính sách khác cùng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương. Đồng thời, phát động chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”; nghiên cứu, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do Covid-19 trên phạm vi toàn quốc nhằm tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đến đủ 18 tuổi. Cùng với đó, chỉ đạo Hội LHPN các tỉnh/thành rà soát, cập nhật nhanh số liệu trẻ em mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ do Covid-19 để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời trước mắt cho các cháu; chỉ đạo Hội LHPN các tỉnh/thành phối hợp với các ngành và địa phương hỗ trợ đưa 2.449 phụ nữ mang thai và 2.033 trẻ em từ tâm dịch trở về quê tại 16 tỉnh, thành[4]. Đề xuất Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 quan tâm tạo điều kiện đưa phụ nữ có thai đang ở vùng tâm dịch về địa phương, tiêm chủng và cung cấp các gói sinh đẻ an toàn.

Qua đó thấy rằng, những nội dung xuyên tạc, phủ nhận hệ thống giáo dục và thể chế chính trị Việt Nam không chú trọng bảo vệ quyền trẻ em, thực thi “không được thực hiện” và “không thực chất” là cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan về quyền trẻ em ở nước ta mà mục tiêu của kẻ viết muốn lòe bịp người đọc qua chủ đề này để kích động, chống phá đất nước, chế độ rất tinh vi, xảo quyệt

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *