Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26421

Cách tiếp cận bảo đảm quyền con người trên không gian mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tác động mạnh mẽ đến toàn thể nhân loại cũng như đến hầu hết mọi người. Điển hình trong cuộc cách mạng này là hình thành nên không gian ảo có sức bao trùm toàn bộ các khu dân cư hành tinh xanh này. Tuy là không gian ảo với nhiều kiểu cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về nó nhưng tác động thực của nó đang hàng ngày, hàng giờ đến với phần lớn người dân trên trái đất này. Đến nay vẫn còn những cách tiếp cận khác nhau về không gian mạng.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn thể hiện quyết tâm chung tay đẩy lùi những thông tin sai sự thật

Cách tiếp cận đầu tiên được xác định bởi sự hiểu biết về không gian của người dùng là một không gian số liệu thông thường, cho phép nó được đưa vào diễn ngôn địa chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà đối với địa chính trị, không gian là một đối tượng bị cai quản và lưu giữ bởi các quốc gia. Chính nhà nước (hoặc một số cấu trúc thay thế nó) là chủ đề của lãnh thổ không gian.  Theo cách hiểu địa chính trị, không gian đang được phát triển, chinh phục, thuộc địa. Do đó, những người đề xuất phương pháp này cho rằng việc xác định chính xác ranh giới của không gian mạng và bảo vệ họ khỏi sự xâm lấn của các thế lực thù địch là rất quan trọng.

Từ quan điểm địa chính trị, không gian mạng được hiểu là một lãnh thổ ảo nhất định thuộc về nhà nước, là một tài nguyên nhà nước cụ thể và phải được quy định bởi nhà nước này (Ví dụ, trong một cuốn sách gần đây “Luật Viễn thông: Câu hỏi Chiến lược-sửa cuối bởi Yuri Baturin được đề xuất để củng cố các nguyên tắc chủ quyền đối với phân khúc quốc gia về Internet thuộc về quốc gia có lãnh thổ phân khúc ở đó).

Cách tiếp cận thứ hai được đưa ra một ẩn dụ sự hiểu biết về không gian mạng như là một không gian của các tương tác thông tin nhất định. Với cách tiếp cận này, khái niệm “không gian ảo” được sử dụng như một từ đồng nghĩa với khái niệm “không gian thông tin”, v.v.

Cuối cùng, một khả năng tiếp cận thứ ba– xã hội, trong khuôn khổ không gian mạng được coi là một tập hợp các cấu trúc nhất định (cá nhân, nhóm và tổ chức của họ) được kết nối bằng quan hệ thông tin, nghĩa là quan hệ thu thập, sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin bằng mạng máy tính toàn cầu[1].

Không gian mạng không có biên giới được xác định theo địa lý, trao đổi dữ liệu điện tử không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các thực thể. Internet cho phép các chủ thể của quan hệ pháp lý dân sự điện tử tương tác, những người không biết và trong nhiều trường hợp không thể biết, vị trí của một chủ thể khác .  I.M. Rassolov, Tiến sĩ Luật, Giáo sư trong tạp chí Luật Nga trên Internet năm 2010 đã viết rằng,  nói về không gian ảo, chúng tôi muốn nói đến không gian, không phải lãnh thổ. Theo học thuyết pháp lý hiện đại, lãnh thổ, mặc dù không phải lúc nào cũng được kết nối với bề mặt trái đất, có mối liên hệ với ranh giới địa lý quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến thẩm quyền của các quốc gia và quyền tài phán của tòa án. Do đó, thật sai lầm khi tin rằng không gian mạng là một lãnh thổ, ngay cả với tình trạng pháp lý quốc tế hỗn hợp . Đây vẫn là một không gian hành tinh quốc tế [2].

Đến nay, khái niệm “không gian mạng” được sử dụng như là trực giác rõ ràng, không yêu cầu định nghĩa chính xác. Dưới đây là định nghĩa về không gian mạng do Tòa án tối cao Hoa Kỳ đưa ra: “Một phương tiện duy nhất được người dùng gọi là không gian mạng, không nằm trong một lãnh thổ nhất định, nhưng mọi người ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể truy cập được qua Internet”[3]

Rõ ràng là, với sự phát triển của công nghệ thông tin và trên hết là Internet, một không gian khác đã xuất hiện trên thế giới – nó không phải là địa lý theo nghĩa chung của từ này mà nó hoàn toàn mang tính quốc tế.

Nhờ không gian mạng, cá nhân, nhóm xã hội có thể kết nối với nhau không bị ngăn trở bởi không gian, thời gian, trong nước và toàn cầu …điều này là một nhu cầu tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại, xã hội văn minh.

Không gian mạng cũng như bao sự vật, hiện tượng khác, thường bao gồm hai mặt. Một mặt nó tạo cho con người có điều kiện thuận lợi bày tỏ ý kiến, thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin nhưng mặt khác, cũng tại nơi đó con người dễ bị lộ lọt dữ liệu cá nhân, bị giám sát theo dõi, bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị “ném đá”.

Có thể nói, khác với các thời kỳ trước đây, cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ là cuộc đấu tranh vũ trang là chủ yếu, ngày nay vũ khí, trận địa của cuộc đấu tranh đó là internet, mạng xã hội. Có những thế lực trên thế giới đã tận dụng lợi thế của internet, mạng xã hội để thực hiện cuộc chiến tranh với phương diện, cách thức mới mà không hề có khói súng: Chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng. Chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng có thể diễn ra giữa các quốc gia, hoặc trong nội bộ các quốc gia. Chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến quyền con người, quyền công dân. Bản chất của chiến tranh thông tin là tác động đến cộng đồng với những tin thất thiệt khiến con người khó có thể nhận biết được đâu là đúng, đâu là sai để có được hành động đúng[4].

“Chiến tranh mạng sắp xảy ra” là tiêu đề báo cáo của hai chuyên gia phân tích John Arquilla và David Ronfeldt từ năm 1993 với dự đoán rằng Internet sẽ hình thành nên những cuộc chiến trên mạng. Ý tưởng này khi đó nghe như trong tiểu thuyết viễn tưởng và phải hơn một thập kỷ sau mới thực sự diễn ra. Nhưng một khi đã xảy ra, không một quốc gia nào có thể khoanh tay đứng ngoài”[5].

Valery Korovin viết cuốn sách “Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba chiến tranh mạng”, mô tả khá đầy đủ về công nghệ của các cuộc chiến tranh mạng đã mỉa mai rằng, “trong những điều kiện của chiến tranh mạng, tên lửa và xe tăng – chỉ là một đống phế liệu kim loại đắt tiền. Mối đe dọa mạng – là mối đe dọa thực sự vô hình tràn ngập thực tại xung quanh. Chiến tranh mạng – đã là sự ưu tiên”[6].

[1] http://www.rpi.msal.ru/prints/201001rassolov.html, truy cập ngày 19/3/2020.

[2] http://www.rpi.msal.ru/prints/201001rassolov.html, truy cập ngày truy cập ngày 19/3/2020.

[3] Xem: http://www.law.umich.edu/mttlr/vol-four/menthe .html, truy cập ngày 10/3/2020

 

[4] Hoàng Hùng Hải, Luật an ninh mạng với việc bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và quền con nguòi ở Việt Nam hiện nay, tạp chí Pháp luật về quyền con người, số 3/2018, tr.42.

[5] Chí Thiện, Những vụ chiến tranh mạng nổi tiếng, http://baophapluat.vn/quoc-te/nhung-vu-chien-tranh-mang-noi-tieng-287952.html, truy cập ngày 13/8/2018.

[6] https://bookz.ru/authors/valerii-korovin/tret_a-m_422/1-tret_a-m_422.html, truy cập ngày 15/8/2018.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *