Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31779

Bơm thổi cho sự lộng ngôn của Phil Robertson – BBC tiếng Việt không vô can!

 

Mang danh bảo vệ nhân quyền, thực chất nuôi dưỡng thành phần lộng ngôn làm cái loa đòi can thiệp, phán xét các quốc gia khác trắng trợn, như Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) khu vực châu Á qua rlaf hiếm có. Phàm bất cứ việc gì diễn ra ở Việt Nam, y như rằng  Phil Robertson, chốc lát y như rằng Phil Robertson chẳng mấy chốc xuất hiện phán xét, quy kết bảo vệ lợi ích của thế lực nuôi dưỡng mình thô thiển, không hề giấu giếm tà ý. Tuy nhiên những tên hề như Phil Robertson chẳng ai quan tâm nếu như không có sự bơm thổi của truyền thông phương Tây như BBC –  vốn được cộng đồng mạng Việt Nam gán cho cái “thương hiệu”, bí danh không dễ nghe đối với uy tín của một cơ quan truyền thông lâu đời.

Chẳng hạn như mới đây, dân mạng Việt lại được dịp mỉa mai, rẻ rúng BBC trước bài viết “Nhân quyền VN: ‘Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị’” của BBC tiếng Việt, đại ý cho rằng: “Việt Nam có mối quan hệ ‘yêu-ghét’ với Trung Quốc. Và Việt Nam dùng điều này để khiến Hoa Kỳ bối rối. Chính phủ Việt Nam đôi khi đứng về phía Hoa Kỳ chống lại các hành động của Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải, nhưng những lần khác lại hợp tác rất chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc – nơi cũng vi phạm trắng trợn các quyền con người…”.

Và, sau hồi lảm nhảm về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, kiểu như đây là hai nước “giống nhau về các hành vi lạm dụng nhân quyền”; “Việt Nam muốn sao chép thành công của Bắc Kinh trong việc đóng cửa mọi hình thức tự do ngôn luận trên Internet”, BBC dẫn câu nói của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) khu vực châu Á: “Hoa Kỳ nên nhận ra rằng sẽ là ảo tưởng khi kỳ vọng Việt Nam sẽ hoàn toàn đoạn tuyệt với chính phủ Trung Quốc, và Washington không nên mềm mỏng về vấn đề nhân quyền đối với trò chơi địa chính trị của Việt Nam trong khu vực”. Đúng là sự tung hứng, gieo rắc luận điệu tấn công đường lối, chính trị ngoại giao, lợi ích dân tộc khác theo cách không thể nhàm chán, thô lỗ hơn.

Nói về nhân quyền Việt Nam, HRW phát ngôn khác gì mấy thành phần cực đoan lưu vong ở Mỹ ngày ngày hận thù nhìn về Việt Nam, càng phát triển càng cay cú đâu. Còn vô số phát ngôn, đánh giá tích cực của những chuyên gia hoạt động nhân quyền uy tín, gắn bó ở Việt Nam  như bà Caitlin Wiesen – Nguyên Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam; bà Phạm Thu Ba – Quyền Trưởng đại diện, Tổ chức PLAN tại Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Hương – Trưởng Đại diện, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em…thì BBC tiệt không bao giờ phỏng vấn một cách tử tế. BBC tiếng Việt tự tin, đắc thắng trích dẫn ý kiến ông Phil Robertson như muốn cho rằng, một khi ông này đã nói thì hẳn dư luận phải cả tin, mà không biết, ngược lại, nó chỉ khiến dư luận cảnh giác nhận ngay ra ông Phil Robertson chỉ là một nhà nhân quyền hàng thải loại khi ăn nói tùy tiện, hồ đồ như thế.

Tùy tiện vì, làm cái việc “theo dõi nhân quyền”, lẽ ra ông Phil Robertson phải biết Nghị quyết 2625, ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ về Tuyên bố những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, đã long trọng tuyên bố: “Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, và với bất kỳ lý do nào, vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác…”.Ăn nói hồ đồ, văng mạng chưa đủ, ông ta còn còn “xui” Mỹ dùng vấn đề nhân quyền để gây áp lực với Việt Nam, để Việt Nam đừng tiếp tục quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

Hồ đồ vì Mỹ, ông Phil Robertson không biết, Mỹ dù là cường quốc, cũng chẳng có tư cách gì dạy bảo, uốn nắn quốc gia khác về hoạt động đối ngoại, nên ông ta mới xúi giục và kích động Mỹ sử dụng chiêu bài nhân quyền gây sức ép với Việt Nam? Cũng thế, Trung Quốc, dù có là cường quốc khổng lồ, cũng chẳng thể ép Việt Nam hợp tác nếu thiếu tôn trọng, giở trò cường quyền.  Đến ngay Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong giao tiếp, phát ngôn trên truyền thông cũng đều thừa nhận đường lối ngoại giao của Việt Nam là đúng đắn, hiệu quả. Chiểu theo thứ tư duy trên, sao ông Phil Robertson và BBC không khuyên Mỹ đừng hậu thuẫn và tiếp tay cho tổ chức khủng bố nổi tiếng thế giới, đừng gắn kết lợi ích như “hình với bóng” với các quốc gia nổi tiếng về vi phạm nhân quyền khiến cả thế giới lên án?

Là một quốc gia độc lập, tự chủ, thành viên LHQ, Việt Nam có quyền tự quyết đường lối đối nội và đối ngoại phù hợp với lợi ích dân tộc và luật pháp quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực tăng cường quan hệ với Trung Quốc, nhưng chẳng vì thế mà Việt Nam hạn chế ngoại giao với các quốc gia khác. Bằng chứng là, với tinh thần  “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”, tới nay, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước tiến dài với nhiều thành tựu rất quan trọng, là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau, với giá trị kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt tới 111 tỷ USD…

Bằng cách ăn nói tùy tiện, hồ đồ và động cơ kích động nêu trên, ông Phil Robertson chẳng thể là một nhà nhân quyền tử tế đúng nghĩa. Ngược lại, ông ta nên được gắn cho cái danh “nhà nhân quyền thủ đoạn và trí trá” của HRW. Còn BBC tiếng Việt, với việc tán phát, bốc thơm ý kiến của ông Phil Robertson, trong con mắt thiên hạ, nhà đài này hiển nhiên không thể vô can trong trò hề này rồi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *