Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25276

Cơ hội định hình tương lai châu Âu của ông Macron (Bài 2)

…Nhưng những trở ngại đối với việc đạt được tầm nhìn của ông Macron cũng vẫn rất đáng gờm. Tổng thống Pháp có thể rất quyến rũ và tài giỏi song cũng có thể kiêu ngạo và ngang ngược. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đánh dấu bằng những sự kiện ngoại giao đầy tranh cãi. Vào năm 2019, Pháp đã rút Đại sứ của mình khỏi Italia để phản đối những gì họ tuyên bố là “các cuộc tấn công vô căn cứ và tuyên bố kỳ quặc” của các Bộ trưởng Italia. Trong chiến dịch tranh cử gần đây, ông Macron còn cho rằng Thủ tướng của Ba Lan Mateusz Morawiecki là một “người cực hữu bài Do Thái”. Việc các nhà lãnh đạo EU công kích lẫn nhau về những điều này là rất bất thường, gây ra những nghi ngờ nghiêm trọng về khả năng thống nhất EU như tham vọng của ông Macron.

Chưa hết, mối quan hệ của Tổng thống Pháp với các đồng minh bên ngoài EU cũng trở nên căng thẳng. Năm 2021, Pháp đã rút Đại sứ khỏi Mỹ và Australia sau khi liên minh an ninh AUKUS ra đời, liên quan đến việc Australia huỷ một hợp đồng mua bán vũ khí lớn với Pháp. Tại London, ông Macron được coi là nhà lãnh đạo EU thù địch nhất với Anh. Và trái ngược với mối quan hệ đôi khi căng thẳng của mình với các nhà lãnh đạo của các quốc gia đồng minh, ông Macron lại thực hiện “một cuộc tấn công quyến rũ” nhằm xây dựng mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

A woman walks past presidential campaign posters of French President and centrist candidate for reelection Emmanuel Macron and French far-right presidential candidate Marine Le Pen in Anglet, southwestern France, Saturday, April 16, 2022. France will vote on Sunday April 24 in the second round of the presidential election. (AP Photo/Bob Edme)

Trong những năm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Pháp đã thúc đẩy một nỗ lực đơn phương và không thành công trong việc tái thiết quan hệ với Moscow. Những nỗ lực của ông Macron nhằm giữ giới hạn cho ông Putin (trước và sau chiến dịch quân sự ở Ukraine) vấp phải sự khinh bỉ và nghi ngờ của một số quốc gia ở Trung Âu. Chính những chia rẽ về vấn đề Nga – Ukraine hiện là trở ngại lớn nhất đối với tầm nhìn của ông Macron đối với châu Âu.

Ở phần lớn Bắc và Trung Âu, Pháp được coi là quá thù địch với sức mạnh của Mỹ, và quá quan tâm đến một sự hòa giải cuối cùng với Nga và khó trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược đáng tin cậy. Ông Ben Judah thuộc Hội đồng Đại Tây Dương lập luận rằng vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhiều nước EU đang “quan tâm hơn bao giờ hết đến việc giữ Anh và Mỹ trong phòng” khi thảo luận về an ninh châu Âu. Điều đó khiến họ cảnh giác hơn khi Pháp nói về “quyền tự chủ chiến lược” của EU. Tầm quan trọng mới của NATO được báo hiệu bởi sự quan tâm mới của Phần Lan và Thụy Điển (đều là thành viên EU) trong việc tham gia liên minh. Rõ ràng, ông Macron có cơ hội tuyệt vời để “xây dựng châu Âu” trong 5 năm tới nhưng để đạt được thành công thì đòi hỏi nhiều sự nổi tiếng và nỗ lực. Điều này cần thêm những phẩm chất mà Tổng thống Pháp ít chú ý như sự kiên nhẫn và đồng cảm.

Một trong những thách thức lớn khác cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Macron như ông đã tuyên bố hôm 24-4 là thống nhất nước Pháp. “Sự gần gũi thực tế, sự gần gũi tương đối của phiếu bầu và việc bà Le Pen đạt hơn 40% số phiếu ủng hộ là một bản cáo trạng đáng nguyền rủa về tình hình chính trị Pháp và có lẽ thực sự là tình trạng bất bình đẳng và mức sống trên toàn châu Âu,” Julian Howard, người đứng đầu bộ phận giải pháp đa tài sản tại Công ty quản lý tài sản GAM nói với hãng CNBC hôm 25-4.

Thống kê cho thấy, ông Macron đã giành được 58,54% số phiếu ủng hộ trong khi đối thủ Le Pen giành được 41,46% phiếu bầu. Vào năm 2017, khi hai chính trị gia này tranh đua vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ông Macron đã giành chiến thắng với 66,1% so với 33,9% số phiếu của bà Le Pen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *