Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32292

Cơ hội định hình tương lai châu Âu của ông Macron (Bài 1)

 

Trên thực tế, ông Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu và với nhiệm kỳ mới, ông có thể thử biến đổi không chỉ nước Pháp mà cả toàn châu Âu.

Hai ngày qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên tục nhận được lời chúc mừng từ các nguyên thủ sau khi tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 bầu cử Tổng thống hôm 24-4 và trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Pháp được bầu lại trong hơn 2 thập kỷ qua

Trên thực tế, ông Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu và với nhiệm kỳ mới, ông có thể thử biến đổi không chỉ nước Pháp mà cả toàn châu Âu. Nếu ông Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông sẽ chứng kiến ​​EU nổi lên như một cường quốc địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu tạo ra một siêu cường châu Âu đó có vẻ xa vời, thậm chí là viển vông nhưng hoàn cảnh đang kết hợp để cho Tổng thống Pháp có thể hoàn thành sứ mệnh của mình một cách tốt nhất.

Hãng CNBC bình luận: “Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Macron thường xuyên bị Thủ tướng Angela Merkel làm lu mờ. Nhưng bà Merkel hiện đã nghỉ hưu còn Thủ tướng Đức hiện tại Olaf Scholz lại thiếu sức hút và khởi đầu không chắc chắn. Ông Macron, với uy tín được nâng cao nhờ tái đắc cử, sẽ tìm cách cung cấp các ý tưởng và sự năng động cho EU.

Các sự kiện xảy ra thời gian qua dường như đang minh chứng cho nhiều lập luận của Tổng thống Pháp về việc hội nhập châu Âu sâu rộng hơn. Đại dịch COVID-19 cuối cùng đã thuyết phục EU phát hành nợ chung để tài trợ cho các chương trình của mình – điều mà ông Macron đã thúc đẩy từ lâu, trước sự hoài nghi của Đức. Thành tựu đó sẽ giải phóng nguồn tài chính mới cho các dự án chung khác của châu Âu và nâng cao vai trò toàn cầu của đồng Euro.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng dẫn đến các cam kết tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn châu Âu, trên hết là ở Đức. Việc chi tiêu quân sự cao hơn là không thể thiếu nếu châu Âu muốn đạt được “quyền tự chủ chiến lược” từ Mỹ mà ông Macron đã lập luận từ lâu. Khả năng mạnh mẽ rằng ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào năm 2024 có nghĩa là các lập luận của ông Macron về sự tự cường lớn hơn của châu Âu phải được xem xét một cách nghiêm túc. Tầm nhìn của ông Macron đối với nước Pháp và đối với châu Âu luôn không thể tách rời”.

Hiện Tổng thống Pháp cũng đang có một số đồng minh quan trọng trong EU như Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen, người luôn chia sẻ mong muốn về một châu Âu “địa chính trị”. Ông Macron cũng có mối quan hệ tốt với Thủ tướng Italia Mario Draghi vì cả hai đều từng là giám đốc ngân hàng đầu tư. Nhà lãnh đạo Pháp cũng có mối quan hệ thân thiết với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Hai nước gần đây đã ký một hiệp ước quốc phòng, phản ánh mối quan tâm chung của họ về Thổ Nhĩ Kỳ.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *