Lợi dụng Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của Liên minh châu Âu tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam, một số đối tượng có tư tưởng thù địch với Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Chúng lu loa rằng “Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận”, “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “ngăn cản hoạt động tôn giáo”; “Việt Nam thiếu tự do, hạn chế quyền của công dân”; các phần tử cơ hội chính trị và chống đối luôn cho rằng “ở Việt Nam không có dân chủ vì thực hiện chế độ nhất nguyên, nhất Đảng”,v.v. và v.v… Trước tới nay, sự đánh giá sai lệch về nhân quyền Việt Nam , các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài và một số người bất mãn, cơ hội trong nước khai thác những luận điệu cũ rích, thâm thù, tức tối dai dẳng trước sự phát triển của đất nước Việt Nam.
Thực tế không thể phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam:
- Tôn trọng, bảo đảm quyền con người là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam; được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ; được cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; được thực hiện tích cực, có trách nhiệm trong quá trình triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người.
2.Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô 14 tỷ USD (năm 1985), đến năm 2020 là 343 tỷ USD (tăng 24,5 lần), năm 2022 là 409 tỷ USD. Trong bài viết nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 của Chính phủ xuống còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước) năm 2023… Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí”…. Đặc biệt, trong phòng, chống đại dịch Covid-19, truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc và tính ưu việt của chế độ ta được phát huy lên một tầm cao mới. Đây là những minh chứng thuyết phục, rõ nét nhất về quyền dân chủ, quyền con người được thực hiện ở Việt Nam.
- Các thế lực thù địch thường xuyên tạc, vu khống Việt Nam “bóp ngặt” tự do ngôn luận, báo chí. Tuy nhiên, đó chỉ là những xảo ngôn thiếu căn cứ. Bởi bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được thông tin cho mọi người dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Các quyền này được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể thấy, không có một quốc gia nào “bóp ngặt” tự do ngôn luận, báo chí mà lại có số lượng các cơ quan báo chí đông đảo, với đầy đủ các loại hình và phát triển mạnh mẽ như vậy. Lại càng không thể là một quốc gia đứng tốp đầu về tốc độ phát triển internet và người dùng mạng xã hội như Việt Nam. Hiện nay, nước ta có 797 cơ quan báo chí, gồm 127 báo và 670 tạp chí; đến tháng 1-2023, Việt Nam có 72,1 triệu người dùng Internet, tương đương 73,2% dân số; có hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 71% dân số và khoảng 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động, tương đương 164% dân số.
Về tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; mọi công dân có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,7 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, hơn 55 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc, gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo, từ ngày 10 đến 22-10-2023, phía Hoa Kỳ đã ghi nhận những thành tựu, kết quả đạt được của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
=> Những kết quả trên là sự thật không một thế lực thù địch nào có thể đảo ngược, là sự khẳng định nhất quán rằng quyền dân chủ, quyền con người, quyền công dân đã và đang được bảo vệ vững chắc ở Việt Nam. Đó cũng là ý kiến phản biện đanh thép nhất đối với những luận điệu phủ nhận về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Ông Jean-Pierre Archambault, Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp – Việt trong bài trả lời phỏng vấn năm 2023, nêu rõ: “Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận”.
Đặc biệt, chiều 6-6-2024, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) có nội dung phản ánh tình nhân quyền của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của EU mặc dù đã phản ánh một số thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng đáng tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam. Do đó, đâu đó những luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch chỉ là sự chống phá quen thuộc và sẽ không bao giờ có thể phủ nhận được thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đạt được!