Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33810

USCIRF và những nhận định khiên cưỡng, bóp méo sự thật

 

Mới đây, một số tổ chức có truyền thống “thiếu thiện chí”,  “đánh giá tiêu cực” với Việt Nam là  “Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ” (USCIRF) lại tiếp tục đưa ra những đánh giá thiên lệch, thậm chí bóp méo sự thật về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam qua cái gọi là ““Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2022” bất chấp thực tế, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong “Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2022”, USCIRF cố ý nhắm vào xuyên tạc, bịa đặt, phủ nhận vai trò của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong mắt họ, luật này là công cụ để Nhà nước Việt Nam “đàn áp” và “kiểm soát” tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Không chỉ vậy, mục tiêu lên án trong báo cáo lần này là việc Việt Nam kiểm soát các tà đạo, nhất là các “tà đạo” chống chính quyền, đòi lập nhà nước riêng được USCIRF nhất mực nâng niu, bảo vệ, như tà đạo Tà Mòn, Tin Lành đấng Christ, tà đạo Dương Văn Mình…

Họ viện vào việc Việt Nam ban hành và thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và ngăn cấm các tà đạo nói trên cũng như bắt, xử lý một số kẻ chống phá, lật đổ Nhà nước thất bại, tất nhiên là nhắm vào những kẻ chống đối có dán nhãn “tín đồ tôn giáo” để vu cáo lực lượng chức năng của Việt Nam “tiếp tục đàn áp, sách nhiễu tín đồ, tổ chức tôn giáo chưa được công nhận; bắt giữ, truy tố, xét xử các “nhà hoạt động tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”, trong đó có Nguyễn Bắc Truyển – đối tượng vi phạm pháp luật đã xét xử, kết án. Từ đó, USCIRF khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC).

Thực tế, USCIRF đã được Việt Nam đón vào thăm 5 lần (2002, 2007, 2009, 2015 và 2019). Trong những lần vào Việt Nam, bất chấp khuyến cáo, phản đối của các cơ quan chức năng, USCIRF luôn hoạt động sai chương trình đăng ký; tiếp xúc, gặp gỡ một số tín đồ có thái độ chính trị cực đoan, công khai bày tỏ sẵn sàng tài trợ cho số này thành “ngọn cờ” chống đối, thậm chí khuyến khích họ hoạt động độc lập, thoát ly khỏi chính quyền.

Sau mỗi chuyến thăm, USCIRF đều đánh giá thiếu khách quan, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam và từ năm 2012 đến nay, liên tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC để áp đặt chế tài.

Thông tin USCIRF sử dụng trong báo cáo được thu thập từ các tổ chức phản động bên ngoài (“Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS”, “Bàn tròn đa tôn giáo Việt Nam”, “Người Thượng vì công lý – MSFJ”…) liên kết với số cực đoan chống đối trong nước.

Đánh giá tiêu cực, sai lệch của USCIRF đã phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam đã hoàn thiện trong pháp luật cũng như thực thi các chính sách bảo đảm, thúc đẩy tự do tôn giáo cho mọi người. Những đối tượng được USCIRF cho là “nhà hoạt động tôn giáo”, “tù nhân lương tâm” như trường hợp Nguyễn Bắc Truyển thực chất là những đối tượng vi phạm pháp luật và việc bắt giam, xét xử là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Không thể đánh tráo việc lợi dụng tự do tôn giáo với việc thực thi hoạt động tôn giáo thuần túy.

Thực tế, báo cáo của USCIRF cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận quốc tế. Trong đó, một số trong chính giới Mỹ nhận xét báo cáo thiếu khách quan, đi ngược lại lợi ích quan hệ giữa Mỹ và các nước. Một số nghị sỹ và tổ chức nhân quyền của Mỹ cũng cho rằng cách tiếp cận của USCIRF về vấn đề tự do tôn giáo nặng về chí trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu như mục đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.

Ở bất kỳ một quốc gia nào, các hoạt động tôn giáo đều được điều chỉnh và hoạt động theo pháp luật. Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, cởi mở trong trao đổi, cung cấp thông tin, cho các nước, các tổ chức quan tâm về vấn đề nhân quyền, trong đó có tự to tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí mời các đoàn (trong đó có USCIRF) vào thăm để tận mắt chứng kiến thực tế những nỗ lực cũng như chuyển biến tích cực về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Mỗi quốc gia trong quá trình thực thi các quyền con người, những hạn chế, thiếu sót là không thể tránh khỏi nhưng không vì thế mà chỉ nhìn vào những điểm tiêu cực, những gam màu xám để phủ nhận sạch trơn nỗ lực, kết quả và bức tranh toàn cảnh tình hình của mỗi nước.

Riêng với USCIRF cần thiết phải tiếp nhận những thông tin chính xác và có cách tiếp cận khách quan, mang tính xây dựng khi công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo, không chỉ với Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đấy mới chính là tôn chỉ, mục đích chân chính của một tổ chức muốn hướng đến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *