Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16441

“Tổ Đồng Thuận” đã khước từ thiện chí đối thoại của chính quyền địa phương như thế nào?

Trước và trong ngày xét xử sơ thẩm “vụ Đồng Tâm”, dư luận phi chính thống trên mạng xã hội và các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động tuyên truyền liên quan đến phiên tòa. Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền của họ nhằm (i) Bào chữa cho các bị cáo; (ii) Chất vấn những phát ngôn và hành động của cơ quan điều tra, xét xử mà họ xem là vi phạm pháp luật; qua đó (iii) Đòi cải cách hệ thống tư pháp hoặc thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.

Trong các thông điệp tuyên truyền mà họ đưa ra, có không ít quan điểm cần xem xét lại. Nổi bật là quan điểm rằng vụ án xảy ra do cơ quan quản lý không đối thoại với nhóm Lê Đình Kình.

Cụ thể, kiến nghị hôm 03/09 của nhóm luật sư bào chữa có đoạn:

“Trang 4 Cáo trạng ghi ‘Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức mời công dân xã Đồng Tâm lên UBND huyện đối thoại về kết quả thanh tra nhưng các công dân này không lên đối thoại’ là sai sự thực vì trong thư mời có ghi rõ nội dung là ‘Thông qua nội dung của Thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019’ – rõ ràng theo thông báo này thì việc mời người dân Đồng Tâm lên chỉ để thông qua cho họ biết nội dung Thông báo này (mà thực chất báo chí, truyền thông đã công khai liên tục từ tháng 4/2019). Nói cách khác, việc thông báo cho người dân có khiếu nại biết các thông tin mà đã công khai cho toàn thể dân chúng biết rồi là hành động mang tính chống chế, khiên cưỡng nhằm hợp thức hoá thủ tục còn thiếu sót của TTCP mà thôi. Như vậy, Cáo trạng đã ‘hô biến’ những sai sót của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thành sai sót, thậm chí là sai phạm của người dân nhằm nghiêm trọng hoá hành vi chống đối của họ ngay từ lúc khởi đầu. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước đã thực tâm cố gắng đối thoại với người dân thì có thể, sự kiện đau lòng ngày 09/01/2020 đã không xảy ra.”

Dường như các luật sư bào chữa đã quên mất rằng cuộc gặp vừa nêu chỉ là một phần nhỏ trong vô số cuộc đối thoại kéo dài 2 năm giữa chính quyền và những hộ dân liên quan. Trong các cuộc gặp trước, “tổ Đồng Thuận” đã không hề tỏ thiện chí đối thoại với chính quyền:

Thái độ này ít nhiều xuất phát từ việc họ tin vào ảo tưởng của ông Kình, rằng đất Đồng Sênh năm 2016 trị giá 1 tỷ USD:

Qua đó cho thấy nhóm luật sư zân chủ này hoặc không đọc kỹ hồ sơ vụ án, hoặc đơn giản dựa vào vai trò bào chữa vụ án để tung ra các “hư chiêu”, “tin giả” nhằm khiến người dân hoang mang, không biết tin vào đâu, cũng như không dám tin vào thông tin chính thống của báo chí và phía công an.

Vậy nên, các bị cáo đã đúng khi thấy rõ chiêu trò và thủ đoạn của mấy luật sư này, nên đến cuối cùng đã từ chối luật sư bào chữa, vì không muốn đám luật sư đó lợi dụng việc bào chữa cho họ để “đục nước thả câu”, bất chấp quyền lợi chính đáng của họ.

Khánh Chi

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *