Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41922

Quốc tế lo ngại về Luật Cảnh sát biển Trung Quốc Kỳ 1: Có tôn trọng chủ quyền các nước?

 

“Cảnh sát biển Trung Quốc từng hành xử bạo lực, hung hăng và bất hợp pháp. Luật Cảnh sát biển Trung Quốc không thực sự thay đổi điều đó mà ngược lại, nó là một công cụ nữa để họ thực thi. Đây sẽ là một cái cớ mà Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vào lần tiếp theo khi họ đánh chìm một tàu nước ngoài hoặc tạo ra ít nhất nguy cơ va chạm có chủ đích để ngăn chặn các hoạt động khai thác khí đốt hoặc đánh bắt cá”, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến ​​minh bạch hàng hải thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington (Mỹ) cảnh báo.

Tàu hải cảnh Trung Quốc đã có nhiều lần đụng độ với tàu thuyền của Philippines trên Biển Đông

 

Từ 1-2, Luật Cảnh sát biển Trung Quốc được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 22-1, chính thức có hiệu lực. Theo đó, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc sẽ được phép sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết”, trong đó có việc sử dụng vũ khí đối với tàu nước ngoài được nước này cho là xâm phạm “vùng biển thuộc quyền tài phán” của họ. Động thái này đã khiến tình hình Biển Đông vốn “nóng” lại càng trở nên căng thẳng, nhất là khi có nhiều quốc gia trong khu vực lên tiếng phản đối.

Theo nhận định của hãng Reuters, bất chấp những phản ứng của các quốc gia láng giềng, Trung Quốc vẫn đang cố tình tiếp tục bác bỏ áp lực quốc tế và hạ thấp hiệu lực của Luật Cảnh sát biển mới gây tranh cãi. Tuy nhiên, việc quốc gia này, một mặt thì cam kết giải quyết hoà bình các tranh chấp, mặt khác lại triển khai những động thái gây quan ngại, đã khiến tình hình ở khu vực Biển Đông- tuyến đường thủy chiến lược mà hơn 1/3 thương mại toàn cầu đi qua vốn nóng, lại càng trở nên căng thẳng. Chẳng hạn, hôm 27-1, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr gửi công hàm ngoại giao phản đối Luật Cảnh sát biển, nhất là việc cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển nổ súng vào các tàu nước ngoài ở các rạn san hô mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. “Sau khi phản ánh, tôi đã có động thái phản đối ngoại giao”, ông Teodoro Locsin Jr tweet: “Mặc dù ban hành luật là đặc quyền của quốc gia, nhưng điều này, xét đến khu vực liên quan hoặc đối với vấn đề Biển Đông rộng mở, lại là lời đe dọa chiến tranh bằng lời nói đối với bất kỳ quốc gia nào”. Trước đó, trong một cuộc họp báo hôm 25-1, Người Phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque nói rằng luật pháp quốc tế nhìn chung cấm việc sử dụng vũ lực. Ông cũng khẳng định lại cam kết của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong việc thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, hiệu lực. Một số Thượng nghị sĩ Philippines thì gióng lên hồi chuông cảnh báo về luật mới của Trung Quốc, trong đó, Thượng nghị sĩ Richard Gordon mô tả đó là “mối đe dọa đáng sợ có thể leo thang bất cứ lúc nào”. Còn Thượng nghị sĩ Francis Tolentino cho biết, ông lo lắng cho sự an toàn của các ngư dân Philippines.

Nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu lên tiếng về vấn đề này. Chẳng hạn Mỹ, hôm 27-1, tại cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin, tân Ngoại trưởng Antony Blinken đã nêu rõ, Mỹ phản đối các yêu sách biển thái quá của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế được quy định trong UNCLOS 1982. Đồng thời, ông Antony Blinken một lần nữa khẳng định vai trò của liên minh Mỹ – Philippines trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở; đề cao tầm quan trọng của Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước trong việc bảo vệ Philippines ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông; nhấn mạnh cam kết sẽ đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á trước áp lực của Trung Quốc. Các quốc gia khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản thì kêu gọi chính quyền Bắc Kinh phải đảm bảo Luật Cảnh sát biển mới tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *