Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
78572

Pháp luật quốc tế về hình phạt tử hình

Khoản 2 Điều 6 ICCPR cũng quy định rằng “Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…”. Nghị định thư bổ sung thứ hai của ICCPR về xóa bỏ hình phạt tử hình năm 1989 tuy được các quốc thành viên LHQ ủng hộ (tình đến tháng 12/2018 có 86 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư), nhưng không phải là bắt buộc, mà tùy chọn bởi các quốc gia thành viên.

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của Nhà nước, tước đi quyền quan trọng nhất, “quyền của các loại quyền” – đó chính là quyền sống. Tuyên ngôn của LHQ về quyền con người năm 1948 (UDHR) khẳng định, “mọi người đều có quyền sống” và “không ai bị tra tấn hay bị trừng phạt hoặc đối xử một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục”. UDHR không đề cập đến hình phạt tử hình, nhưng cũng không đề cập rõ ràng rằng hình phạt tử hình như một ngoại lệ đối với quyền sống. Những tranh luận khi thông qua UDHR cho thấy, không nên hiểu rằng không tuyên bố nghĩa là ngầm định có một giới hạn đối với quyền được sống. Mặc dù UDHR không thiết lập nghĩa vụ ràng buộc, nhưng nó cung cấp khuôn khổ quy chuẩn cho Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và 03 Công ước nhân quyền khu vực khác tại châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Các văn kiện này (ngoài trừ Công ước của châu Phi) đều quy định quyền được sống và các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nếu áp dụng hình phạt tử hình.

Khoản 2 Điều 6 ICCPR cũng quy định rằng “Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…”. Nghị định thư bổ sung thứ hai của ICCPR về xóa bỏ hình phạt tử hình năm 1989 tuy được các quốc thành viên LHQ ủng hộ (tình đến tháng 12/2018 có 86 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư), nhưng không phải là bắt buộc, mà tùy chọn bởi các quốc gia thành viên.

Khoản 4,5 Điều 6 ICCPR quy định về quyền của người bị kết án tử hình và diện được loại trừ án tử hình. Khoản 4 nêu: “Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp.”    Năm 1966, Ủy ban nhân quyền của LHQ (UNCHR) nay là Hội đồng Nhân quyền LHQ đã giải thích: “án tử hình chỉ được áp dụng đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất và cần hiểu rằng phạm vi của các tội này không vượt ra khỏi các tội phạm cố ý mà gây ra hậu quả chất người hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác”. Như vậy, hình phạt tử hình được coi là biện pháp ngoại lệ nhưng không bao gồm các loại tội phạm về kinh tế, tội tham nhũng, các tội phạm về chính trị, tội ma túy… mà không gây hậu quả chết người.

Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 ghi nhận tương tự quyền không bị tra tấn (Điều 3) nhưng lại có cách quy định khác về quyền được sống khi bổ sung thêm nội dung sau cụm từ “quyền sống của các cá nhân được bảo vệ bởi pháp luật” là “không ai bị tước đoạt mạng sống của mình trừ khi có bản ản kết tội anh ta mà hình phạt này được quy định bởi luật…”.

Pháp luật quốc tế quy định rất cụ thể về quyền được sống của con người. Pháp luật quốc tế khuyến khích các quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình nhưng không mang tính bắt buộc.

BÙI TRUNG BUN

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *