Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30377

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: có chuyện “xoay trục hay trục sẽ xoay”?

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ dự định sẽ nâng cấp mối quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược, khiến những kẻ “vong nô, vọng ngoại” lại ào ào lên tiếng đưa ra những phân tích đầy sai lầm mang tính chất miệt thị bản chất của mối quan hệ này. Chẳng hạn như bài “Xoay trục hay trục sẽ xoay” đưa ra những luận điệu cực kỳ sai trái cảnh báo Hoa Kỳ nên cẩn thận vì “Cộng sản Việt Nam tráo trở” rồi suy diễn rằng “Việt Nam thèm khát kho vũ khí của Mỹ” hoặc bia ra những câu chuyện không liên quan về trục quan hệ “Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Trung Quốc”, thậm chí tô vẽ, thêm thắt đủ thứ như thể việc nâng cấp quan hệ này là Hoa Kỳ “ban phát” cho Việt Nam, rồi thổi phồng những gì Việt Nam được hưởng lợi.

Bình luận về luận điệu này, ông Ngô Minh Tiến cho rằng, họ đã lầm lẫn hoàn toàn hoặc cố tình che đậy sự thật để chọc ngoáy, xuyên tạc, kích động và chống phá.

THỰC CHẤT, QUAN HỆ NÀY DỰA TRÊN BƯỚC TIẾN VỮNG CHẮC, KHÔNG PHẢI NHẤT THỜI

Sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất hiệu quả trên cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế. Hai nước duy trì các hoạt động tiếp xúc, đối thoại các ngành các cấp, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao. Năm 2022, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 8 của Hoa Kỳ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 11,4 tỷ USD và đứng thứ 11 trong số các nước có FDI vào Việt Nam.

Trong ứng phó Covid-19 và phục hồi sau dịch, Khoa học-công nghệ, Giáo dục, Môi trường… và nhiều lĩnh vực khác, hai bên cũng đạt những tiến triển không ngừng. Hoa Kỳ cũng tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết hậu quả chiến tranh, tăng cường năng lực trên biển, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Hai bên phối hợp ngày càng hiệu quả tại các diễn đàn đa phương trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Chính vì thế quan điểm Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng thông qua phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao: “Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, vì hòa bình hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới,”.

Theo các chuyên gia nghiên cứu quốc tế cũng như các nhà ngoại giao kỳ cựu, bản chất của việc nâng cấp này là hợp thức hóa mối quan hệ. Trên thực tế dù chưa phải là Đối tác chiến lược quan hệ Việt – Mỹ nhưng về bản chất từ lâu đã ở tầm chiến lược. Tuy nhiên, việc có một khuôn khổ chính trị hay pháp lý chính thức như việc hai bên chính thức tuyên bố nâng cấp mối quan hệ sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động trên thực tế được dễ dàng triển khai hơn đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng…

Lấy ví dụ, khi Mỹ muốn chuyển giao một số trang thiết bị quốc phòng hay vũ khí cho Việt Nam, nếu như hai bên đã có một khuôn khổ Đối tác chiến lược thì việc thông qua các biện pháp hợp tác như vậy sẽ thuận lợi hơn. Cũng theo các chuyên gia, việc nâng cấp mối quan hệ hai bên lên Đối tác chiến lược có hai lợi ích chính. Thứ nhất là nâng cao vị thế của Việt Nam, và thứ hai là tạo điều kiện để làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh mà Mỹ càng ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

VỀ LUẬN ĐIỆU ÁC Ý CHO RẰNG, TRUNG QUỐC LÀ “RÀO CẢN” CHO VIỆC NÂNG CẤP QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ LÀ HOÀN TOÀN KHÔNG CHÍNH XÁC

Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên trì phương châm làm bạn với tất cả các nước, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở độc lập tự chủ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Mục đích của Việt Nam là tạo được lợi ích chung với các nước – đó là duy trì hòa bình, ổn định. Việt Nam không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia.

Trong giải quyết những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định là phải trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ… bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế… Chủ trương và cách giải quyết đó của Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân cũng như toàn xã hội, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ. Tính tới hết năm 2022, hiện Việt Nam có: 4 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 17 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả bốn Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 13 Đối tác Toàn diện. Trong đó 8/10 nước cùng là thành viên CPTPP (không tính Việt Nam) với 5 nước là Đối tác chiến lược và 3 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Peru và Mexico. Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với đầy đủ toàn bộ 9/9 nước thành viên, với 5 nước là Đối tác chiến lược và 2 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt. Đó cũng là biểu hiện sâu sắc và sinh động của một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Chuyện xoay trục, cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là chuyện của họ, lập trường đối ngoại của Việt Nam là rõ ràng, minh bạch, được chính các đối tác và bàn bè quốc tế ủng hộ/ Thực tiễn đã mang lại hiệu quả không thể phủ nhận. Những luận điệu xảo trá, gán ghép về “xoay trục”, quan hệ song phương giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Việt Nam với Trung Quốc nhằm dụng ý xấu, mưu dồ “bài Trung, thoát Hán, thân Mỹ” của thành phần vong nô, vọng ngoại, đã gần 60 năm vẫn chưa tỉnh ngủ. Quận hệ Việt Mỹ càng được thúc đẩy thì cơm ảo vọng của chúng càng tan biến. Điều này đủ để lý giải cho sự hằn học, xuyên tạc sai lệch của cái gọi là “Xoay trục hay trục sẽ xoay” kia.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *