Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
51124

Nâng cao uy tín của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc

Việt Nam lần đầu tiên trình bày Báo cáo quốc gia theo Cơ chế ƯPR chu kỳ I vào tháng 5/2009 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) và nhận được 123 khuyến nghị, trong đó chấp thuận 96 khuyến nghị. Tiếp nối những kinh nghiệm từ lần rà soát UPR chu kỳ I năm 2009, tại UPR chu kỳ II Việt Nam đã chính thức chấp thuận 182/227 khuyến nghị này, chiếm hơn 80%[1]. Ngày 23/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ II mà Việt Nam chấp thuận, trong đó tiếp tục giao Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên họp cấp cao ngày 22/02/2021

Gần đây nhất, Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ III vào tháng 1/2019, nhận được sự quan tâm lớn của các nước, các tổ chức quốc tế. Số lượng các nước phát biểu và số lượng các khuyến nghị gia tăng nhiều so với chu kỳ II. Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị, trong đó, Việt Nam chấp thuận 241 khuyến nghị (chiếm gần 83%) với 220 khuyến nghị chấp thuận đầy đủ. Đây là tỉ lệ chấp thuận cao so với mặt bằng chung của các quốc gia (tỷ lệ trung bình 2009 đến 2018 của các nước đạt 73,33%; tỉ lệ chấp thuận của Việt Nam chu kỳ II cũng chỉ đạt 80,2%).

Bên cạnh việc tích cực xây dựng các Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR và thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận, Việt Nam cũng chủ động tham gia phát biểu xây dựng tại các phiên rà soát thực hiện Cơ chế UPR của các nước. Việt Nam đã có phát biểu đánh giá về tình hình bảo đảm quyền con người của nhiều nước (không chỉ đối với các nước ASEAN, các nước bạn bè mà còn với một số nước phương Tây) trên cơ sở nhìn nhận việc bảo đảm quyền con người tại các nước một cách cân bằng, toàn diện, về cơ bản, các khuyến nghị mà Việt Nam đưa ra đều được các nước liên quan chấp thuận. Những đánh giá khách quan, cân bằng của Việt Nam được các nước đánh giá cao, góp phần quan hệ thúc đẩy quan hệ song phương với các nước và nâng cao uy tín của Việt Nam tại HĐNQ.

[1]  182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận có thế chia thành 7 nhóm, bao gồm lĩnh vực: (i) Cài cách hệ thống pháp luật về quyền con người, (ii) Tiếp tục tăng cường và bảo vệ các quyền con người trên các lĩnh vực kinh tê, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị, (iii) Đảm bào quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, (iv) Giáo dục về quyên con người, (v) Tiếp tục gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, (vi) Thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người và (vii) Họp tác quốc tế về quyền con người. Các khuyến nghị Việt Nam không chấp nhận là do các khuyến nghị này không phù hợp pháp luật và tình hình thực tiễn, điều kiện kinh tế – xã hội của của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *