Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21119

COVID-19 đang thay đổi các hoạt động thực thi pháp luật của cảnh sát và quyền tự do cá nhân ra sao?

 

COVID-19 không chỉ thay đổi đời sống kinh tế của người dân mà ngay cả với các hoạt động trị an trên thế giới cũng đòi hỏi được thay đổi. Dịch bệnh khiến lượng tội phạm tăng cao bất thường, đặc biệt tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng biển đảo đã khiến cách thức quản lý cảnh sát tại chính quyền nhiều nơi trên thế giới phải thay đổi. Dưới đây, mời các bạn tham khảo bài lược dịch về tình trạng tội phạm và các hoạt động của cảnh sát đã thay đổi trong đại dịch như thế nào. Chúng ta có thể đọc để so sánh với hiện trạng tội phạm ở Việt Nam hiện nay.

Sự bùng phát COVID-19 trên toàn thế giới đang ảnh hưởng đến không chỉ tội phạm như tôi đã giải thích tuần trước, mà còn cả cơ quan thực thi pháp luật: Cảnh sát phản ứng thế nào với COVID-19 và các tác động của nó đối với tội phạm? Đại dịch có ảnh hưởng gì đến các nhóm tội phạm và chính sách họ làm?

Trên toàn cầu, lực lượng cảnh sát chủ yếu tập trung ở các thành phố, vì những nơi tập trung nhiều người là địa điểm phạm tội thường xuyên. Ở một số thành phố, cảnh sát tập trung ở các điểm nóng tội phạm. Tuy nhiên, ở các khu vực rộng lớn trên thế giới, họ chủ yếu phục vụ các khu dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu.

Dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới có khả năng kích hoạt đáng kể, nếu tạm thời, thay đổi trong phân bổ tuần tra, vì cảnh sát và lực lượng bổ sung được yêu cầu để đảm bảo rằng cư dân không vi phạm pháp lệnh khi ở nhà. Đặc biệt, cảnh sát và các lực lượng thực thi pháp luật khác có khả năng được triển khai lại cho các thành phố từ khu vực nông thôn, thậm chí tinh giảm cảnh sát tại đó.

Ở Ý, Carabinieri, cảnh sát thường được giao nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra các không gian nông thôn, đã được gửi đến các thành phố để tuần tra các cửa hàng và quán cà phê trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Ở Tây Ban Nha, chính phủ đã triển khai quân đội để thực thi kiểm dịch tương tự. Ở phần lớn châu Phi và Trung Mỹ, các quân đội cũng có thể được kêu gọi, vì những điều này đã diễn ra trong đợt bùng phát Ebola 2013 ở Tây Phi. Hoa Kỳ đang xem xét huy động lực lượng bảo vệ quốc gia, khi lực lượng cảnh sát và những người đầu tiên khác bị nhiễm COVID-19.

Việc tái bố trí cảnh sát cho các thành phố khiến các khu vực nông thôn dễ bị đe dọa bởi tội phạm. Ví dụ như ở châu Phi và châu Á, nạn săn trộm và buôn bán động vật hoang dã gia tăng. Suy thoái kinh tế toàn cầu cũng làm gia tăng trầm trọng những xung đột ở nông thôn, ví dụ như nông dân với du mục ở châu Phi với quân dân và khủng bố địa phương. Ở các nước phát triển, hành vi biển thủ nước trong sản xuất nông nghiệp cũng xảy ra tại Úc và Hoa Kỳ (cụ thể là California và Colorado). Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng với các quốc gia thiếu nước như Yemen, Jordan, Pakistan và một phần của Ấn Độ khi người dân ăn trộm nước ở thượng nguồn, gây ra thiếu nước đối với người nghèo mặc dù để đối phó với dịch bệnh COVID-19, cần thiết phải uống nhiều nước để bù lượng nước mất trong cơ thể và dung nước để rửa tay.

Tuần tra trên biển cũng gặp khó khăn trong dịch bệnh. COVID-19 làm gia tăng lượng đánh bắt cá trái phép, cướp biển và buôn lậu người. Thông thường, những hành vi này cũng đã rất khó để kiểm soát, ngay cả với các quốc gia có chính quyền mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Châu Âu, thì trong dịch bệnh, các chính quyền càng không có nhiều động lực để tuần tra biển. Thay vì đó, các đội tuần tra biển chỉ tập trung đẩy lùi những người di cư bất hợp pháp trốn khỏi chiến tranh hoặc nạn đói, có nguy cơ nhiễm virus.

Với lượng tội phạm gia tăng như vậy, hệ thống camera giám sát, công nghệ nhận diện khuôn mặt, tìm nguồn cung ứng đám đông, trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn đã hỗ trợ các chính quyền để kiểm soát tội phạm. Những công nghệ này hỗ trợ kiểm soát mà không cần có tiếp xúc vật lý, thực hiện được các giám sát an ninh mà người thường không thể làm được. Tuy nhiên, nhiều người dân lo ngại những công nghệ này sẽ được chính quyền ứng dụng để do thám người dân và thực hiện đàn áp. Ví dụ như ở Trung Quốc, các cơ quan chính phủ quét điện thoại di động theo ý muốn, theo dõi hoạt động cả trong nhà và bên ngoài của một người, nhân diện khuôn mặt trong đám đông. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã cố gắng bán những hệ thống chống tội phạm này của mình trên thế giới, khiến chính phủ và người dân tại nhiều nước trên thế giới lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin. Và tại châu Âu, các chính phủ cũng sẵn sàng hi sinh bảo mật thông tin để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tác giả: Nguyễn Bảy

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *