Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16853

Chớ có vi phạm Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư!

Chớ có vi phạm Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư!

Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966). Tại Điều 17 Công ước khẳng định: “(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” (Điều 21) .

Chớ có vi phạm Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư!
Chớ có vi phạm Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư!

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý” (Điều 22). Như vậy, phạm vi bảo vệ quyền về đời tư của Hiến pháp năm 2013 rộng hơn đáng kể so với các bản Hiến pháp trước đây pháp trước đây.

Bộ luật Dân sự sửa đổi quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32) và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38).

Theo đó việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được người đó đồng ý, các thành viên gia đình đồng ý; các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà đã biết được trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng.

Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ luật Dân sự cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của người dưới 15 tuổi phải được cha, mẹ hoặc người đại diện người đó đồng ý; việc sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có ảnh bị nghiêm cấm.

Các bộ luật liên quan cụ thể hóa trách nhiệm, nguyên tắc cũng như quy định hình phạt cho các hành vi vi phạm.

Điều 159 Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Luật Bưu chính năm 2010 quy định nguyên tắc hoạt động bưu chính phải bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật (Điều 4); nghiêm cấm việc chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi; tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, hủy bưu gửi trái pháp luật (Điều 7).

Bưu gửi của tổ chức, cá nhân được bảo đảmbảo đảm an toàn từ khi được chấp nhận cho đến khi được phát. Trường hợp vỏ bọc của bưu gửi bị hư hại, rách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại cho phù hợp với yêu cầu của dịch vụ bưu chính để bảo đảm an toàn cho bưu gửi (Điều 13). Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 cũng quy định việc quản lý lý lịch tư pháp phải “bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân” (Điều 4); nghiêm cấm việc “sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân” (khoản 6 Điều 8).

nhanquyenvn.org/

Thanh Tuấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *