Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20958

RFA lại lợi dụng cá nhân sai phạm để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ

RFA (Radio Free Asia) từ lâu đã nổi tiếng với những bài viết mang tính chất phiến diện, thiếu khách quan, thường xuyên lợi dụng các cá nhân có vấn đề với pháp luật tại Việt Nam để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ. Trường hợp của Lê Quốc Anh là một ví dụ điển hình cho thủ đoạn này.

 

RFA  lợi dụng cá nhân sai phạm, chọn nhân vật bất ổn để tạo dựng câu chuyện: Lê Quốc Anh là đối tượng bị truy nã, mang trong mình các cáo buộc pháp lý nhưng lại được RFA xây dựng thành “nạn nhân” bị đàn áp. Thực tế, việc trốn hạy khỏi sự truy cứu pháp luật đã phần nào cho thấy sự thiếu minh bạch của cá nhân này. RFA hiểu rõ điều đó nhưng vẫn cố tình biến anh ta thành công cụ để bôi nhọ cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam. Cả bài viết của RFA chỉ dựa trên lời tố cáo một chiều của Lê Quốc Anh mà không có bất kỳ bằng chứng, nhân chứng hoặc đối chiếu nào khác. Điều này cho thấy sự thiếu khách quan trong cách làm báo của họ.Chiêu trò của RFA  có xu hướng thổi phồng và suy diễn những sự kiện nhỏ lẻ, cá biệt, biến những tình huống này thành cái cớ để chỉ trích và bôi nhọ chính quyền.

Ý đồ của RFA phơi bày rõ mồn một: Tạo dựng hình ảnh tiêu cực về chính quyền Việt Nam, duy trò sự tìm kiếm và ủng hộ của các cá nhân, tổ chức thù địch với Nhà nước Việt Nam, hòng làm chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc.  Việc chọn lọc và xây dựng các câu chuyện như của Lê Quốc Anh nhằm mục tiêu gieo rắc sự hoài nghi, bất mãn trong lòng người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Phải chăng khi thiếu chủ đề đáng chú ý, RFA tìm đến những trường hợp cá biệt như Lê Quốc Anh để duy trì sự hiện diện truyền thông, bất chấp việc thông tin thiếu kiểm chứng.

Từ trường hợp của RFA, để lại cho ta khỏng thời gian:

Trước hết là thiếu trách nhiệm báo chí: Báo chí đúng nghĩa phải đưa tin khách quan, trung thực, và có trách nhiệm với công chúng. Tuy nhiên, cách làm của RFA lại ngược lại. Họ không chỉ thiếu kiểm chứng thông tin mà còn cố tình bóp méo sự thật nhằm đạt được mục đích chính trị.

Mưu đồ thâm hiểm là gây chia rẽ và mất lòng tin: Các bài viết kiểu này không chỉ gây hiểu lầm mà còn làm tăng sự chia rẽ, đặc biệt đối với những người ít có cơ hội kiểm chứng thông tin. Đây là hành vi không thể chấp nhận trong bối cảnh một xã hội cần sự thống nhất và đoàn kết.

Lợi dụng cá nhân vi phạm pháp luật: Việc biến một đối tượng bị truy nã như Lê Quốc Anh thành “nạn nhân” cho thấy RFA sẵn sàng hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức báo chí để đạt được mục đích xuyên tạc. Điều này không chỉ làm mất giá trị của bản thân tổ chức mà còn xúc phạm đến ý thức pháp luật và công lý.

RFA, với những bài viết phiến diện và thiếu trách nhiệm như trên, đang tự làm mất uy tín và sự công nhận của mình. Báo chí cần dựa trên sự thật, sự kiểm chứng, và hướng tới mục tiêu phục vụ công chúng, chứ không phải là công cụ để xuyên tạc hay phục vụ các mục đích chính trị thấp hèn. Hành động lợi dụng các cá nhân vi phạm pháp luật như Lê Quốc Anh để tấn công chế độ không chỉ là thủ đoạn rẻ tiền mà còn là sự thiếu đạo đức trong nghiệp vụ báo chí.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *