Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27775

Bảo đảm quyền tự do tôn giáo đối với phạm nhân Kỳ 3: Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo để chống phá

Chính sách nhất quán của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong đó có bảo đảm quyền tự do tôn giáo đối với người phạm tội. Theo các quy định của pháp luật, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho phạm nhân theo tôn giáo tiếp tục thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Hướng tới mục tiêu giáo dục, cảm hóa, hướng thiện phạm nhân là tín đồ tôn giáo

Việc đưa kinh sách, ấn phẩm liên quan tôn giáo vào sử dụng tại các trại giam của Bộ Công an không chỉ khẳng định thành tựu, chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, kính tế, văn hóa, xã hội, quyền còn người, đặc biệt là đã nội luật hóa Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Đồng thời, các hoạt động trên cũng hướng tới mục tiêu giáo dục, cảm hóa, hướng thiện phạm nhân là tín đồ tôn giáo, tạo được sự đồng tình, ủng hộ trong dư luận chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo ở cả trong và ngoài nước đối với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Thậm chí một số tổ chức tôn giáo cũng bày tỏ mong muốn được cung cấp kinh sách cho Bộ Công an để các phạm nhân được sử dụng tại trại giam.

Thực tiễn triển khai việc đưa kinh sách tôn giáo vào trại giam cũng gặp những khó khăn nhất định. Một số phạm nhân theo tôn giáo có ý muốn truyền bá tín ngưỡng, tôn giáo của mình cho phạm nhân khác, không chịu tiếp thu sự giáo dục, đòi yêu sách, chống phá gây khó khăn cho công tác giáo dục. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống phá, vi phạm pháp luật. Không để phạm nhân lợi dụng truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo dục, đảm bảo an ninh, an toàn trại giam.

Để làm tốt công tác bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho phạm nhân có tôn giáo trong thời gian tới, cần phải thực tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đầu tư các nguồn lực để triển khai quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho phạm nhân phù hợp với điều kiện thực tiễn các cơ sở giam giữ. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi bổ sung các Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, Thông tư liên quan đến lĩnh vực thi hành án hình sự và Luật tín ngưỡng, tôn giáo để điều chỉnh mối quan hệ pháp lý về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng của phạm nhân, chế tài xử lý đối với phạm nhân vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo,…

Việc thực hiện quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân phải được đặt trong nguyên tắc, chế độ thi hành án hình sự “trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”, để vừa đảm bảo quyền không bị pháp luật tước bỏ của các đối tượng, vừa phải bảo đảm mục tiêu giáo dục cải tạo và an ninh, trật tự, an toàn các cơ sở giam giữ, không để các loại đối tượng lợi dụng chống phá, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ. Xuất phát từ đó, cần phải chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn thi hành chi tiết việc này thật cụ thể, chặt chẽ; những tài liệu kinh sách, đồ vật nào được mang vào cơ sở giam giữ để bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân mà không làm ảnh hưởng xấu, gây khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục. Các hoạt động thực hiện quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo phải được đặt dưới sự quản lý của cơ sở giam giữ; nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tôc, chống đối cơ sở giam giữ, phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ sở giam giữ bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, yêu cầu giam giữ, quản lý, giáo dục đối tượng, bảo đảm an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản lý.

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục, chế độ, chính sách pháp luật, quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật đối với phạm nhân có tín ngưỡng, tôn giáo để họ thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Bởi, chỉ có như vậy mới làm cho họ tin tưởng, yên tâm học tập, lao động, cải tạo tiến bộ chống lại những việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu.

Các cơ sở giam giữ chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo để chống phá, vi phạm pháp luật; không để phạm nhân lợi dụng truyền đạo, đòi hỏi sinh hoạt tôn giáo tập thể và thực hành các nghi lễ tôn giáo ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo dục, giáo dục các loại đối tượng, đảm bảo an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm nhân, nhất là trong các đối tượng có tín ngưỡng, tôn giáo học tập các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta đối với các tôn giáo. Trên cơ sở đặc điểm các tôn giáo để có biện pháp, kế hoạch nhằm phát huy những mặt tích cực về giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống, các lĩnh vực mà tôn giáo có thế mạnh, để động viên đông đảo phạm nhân, trại viên, học sinh có tôn giáo hiểu được trách nhiệm của mình, góp phần tăng cường ý thức, tinh thân tự giác chấp hành bản án, quyết định xử lý hành chính, nội quy, tích cực lao động, học tập tiến bộ, hoàn lương và trở thành người có ích cho xã hội.

Tổ chức tập huấn, chuyên sâu nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ cốt cán của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, nhất là đối với cán bộ trực tiếp được phân công nhiệm vụ tại các trại giam về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; kiến thức về tổ chức, hoạt động của các tôn giáo để vận dụng các chính sách tôn giáo vào hoàn cảnh thực tế, để giải quyết những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng phương án phối hợp, đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng tôn giáo; hiểu các nội dung về kinh sách, giáo lý, giáo luật của tôn giáo để tổ chức, quản lý và theo dõi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đơn vị theo đúng quy định pháp luật.

Thời gian tới Bộ Công an tiếp tục phối hợp các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ làm phong phú, đa dạng hơn về chủng loại kinh sách, ấn phẩm tôn giáo đưa vào sử dụng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Đáp ứng nhu cầu của phạm nhân là tín đồ của 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Xem xét khả năng cho các phạm nhân được quyền thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể hơn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *