Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21117

Ứng phó bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch COVID-19 Kỳ 1: Nỗ lực bảo đảm quyền trẻ em

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, đợt dịch bùng phát lần 4 nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu do xuất hiện các biến chủng mới, lây lan nhanh hơn. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, trong đó phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bảo đảm quyền trẻ em trong Đại dịch covid 19

Tác động nhiều chiều

Theo thông tin từ các địa phương và qua báo cáo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy đại dịch COVID-19 tác động đến trẻ em theo nhiều chiều[1]:

Đe dọa sự sống còn và sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị nhiễm và tiếp xúc gần với người nhiễm đe dọa đến tính mạng của các em[2]. Việc quá tải của hệ thống y tế do ảnh hưởng của dịch bệnh làm gián đoạn, khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho trẻ em.

 Gián đoạn trong học tập và làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận nền giáo dục chất lượng: Trẻ em bị mắc COVID-19, phải điều trị, cách ly y tế dẫn đến bị gián đoạn học tập; nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến[3]. Việc dạy học trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nơi giáo viên thiếu kỹ năng dạy trực tuyến, thiếu trang thiết bị. Trẻ em thuộc các hộ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa, nhóm trẻ em khuyết tật bị gián đoạn, do các em thiếu các phương tiện để duy trì việc học tập trực tuyến.

–  Tác động đến chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị tách rời khỏi cha, mẹ, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ cha do cha mẹ, người thân bị nhiễm COVID-19 phải đi điều trị, hoặc đi cách ly tập trung. Đặc biệt nhiều em đột ngột mất đi cha, mẹ do COVID-19. Đến nay, có 4.335 trẻ em mồ côi do COVID-19 Đây cũng là vấn đề sẽ tác động lâu dài đến trẻ em, ảnh hưởng đến việc phát triển sau này của trẻ em.

–  Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần: do lo sợ bị bệnh tật, các biện pháp cách ly tại nhà, giãn cách xã hội và học trực tuyến gây ra những căng thẳng tâm lý cho trẻ em.

–  Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em: do dịch bệnh, các biện pháp phong tỏa, cách ly tại nhà và suy thoái kinh tế, mất việc làm có thể gây gia tăng nguy cơ trẻ em phải chứng kiến hoặc chịu đựng các hình thức bạo lực, bóc lột và xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em do cha mẹ thiếu kiến thức, môi trường sống còn chưa an toàn và việc trông giữ, giám sát trẻ em còn chưa chặt chẽ tại một số gia đình.

–  Hạn chế vui chơi, giải trí, hạn chế tiếp xúc xã hội, giao tiếp bạn bè. Nhiều gia đình có trẻ em bị đe dọa về sinh kế có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái nghèo ảnh hưởng lâu dài đến an sinh và sự phát triển của trẻ em.

Theo thông tin từ các địa phương và qua báo cáo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy đại dịch COVID-19 tác động đến trẻ em theo nhiều chiều[1]:

Đe dọa sự sống còn và sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị nhiễm và tiếp xúc gần với người nhiễm đe dọa đến tính mạng của các em[2]. Việc quá tải của hệ thống y tế do ảnh hưởng của dịch bệnh làm gián đoạn, khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho trẻ em.

 Gián đoạn trong học tập và làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận nền giáo dục chất lượng: Trẻ em bị mắc COVID-19, phải điều trị, cách ly y tế dẫn đến bị gián đoạn học tập; nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến[3]. Việc dạy học trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nơi giáo viên thiếu kỹ năng dạy trực tuyến, thiếu trang thiết bị. Trẻ em thuộc các hộ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa, nhóm trẻ em khuyết tật bị gián đoạn, do các em thiếu các phương tiện để duy trì việc học tập trực tuyến.

–  Tác động đến chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị tách rời khỏi cha, mẹ, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ cha do cha mẹ, người thân bị nhiễm COVID-19 phải đi điều trị, hoặc đi cách ly tập trung. Đặc biệt nhiều em đột ngột mất đi cha, mẹ do COVID-19. Đến nay, có 4.335 trẻ em mồ côi do COVID-19 Đây cũng là vấn đề sẽ tác động lâu dài đến trẻ em, ảnh hưởng đến việc phát triển sau này của trẻ em.

–  Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần: do lo sợ bị bệnh tật, các biện pháp cách ly tại nhà, giãn cách xã hội và học trực tuyến gây ra những căng thẳng tâm lý cho trẻ em.

–  Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em: do dịch bệnh, các biện pháp phong tỏa, cách ly tại nhà và suy thoái kinh tế, mất việc làm có thể gây gia tăng nguy cơ trẻ em phải chứng kiến hoặc chịu đựng các hình thức bạo lực, bóc lột và xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em do cha mẹ thiếu kiến thức, môi trường sống còn chưa an toàn và việc trông giữ, giám sát trẻ em còn chưa chặt chẽ tại một số gia đình.

–  Hạn chế vui chơi, giải trí, hạn chế tiếp xúc xã hội, giao tiếp bạn bè. Nhiều gia đình có trẻ em bị đe dọa về sinh kế có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái nghèo ảnh hưởng lâu dài đến an sinh và sự phát triển của trẻ em.

 Giải pháp ứng phó bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch COVID-19

Thứ nhất: Xây dựng và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ trẻ em trong dịch COVID-19. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có quy định trẻ em bị nhiễm COVID-19, trẻ em bị cách ly tập trung (F1), lao động mang thai và lao động nuôi con dưới 6 tuổi.

Tính đến cuối tháng 3/2022, đã có 49.730 người lao động đang mang thai và 568.650 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đã được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/người. Trên 1,17 triệu đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí 946 tỷ đồng. 178.210 trẻ em, 2.095 người cao tuổi và 695 người khuyết tật là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/người[4].

Thứ hai: Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19, trẻ em mồ côi do COVID-19, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 từ nguồn vận động xã hội của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam: trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/em)[5]; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ (mức hỗ trợ 5 triệu đồng/em)[6]; trẻ em mồ côi cả cha và mẹ chết do COVID-19 (hỗ trợ sổ tiết kiệm với định mức 20.000.000 đồng/sổ/trẻ em). Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ 3.695 trẻ em với tổng kinh phí là 18,298 tỷ đồng cho trẻ em[7].

Thứ ba: Chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Thực hiện việc chăm sóc thay thế cho các em theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Hiện nay, trẻ em mồ côi do COVID-19 đều được hưởng các chinh sách theo quy định, được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi gia đình họ hàng, thân thích, được chăm sóc đỡ đầu bởi các cá nhân, tổ chức.

Thứ tư: Các Bộ, ngành triển khai công tác rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về trẻ em bảo đảm tính kịp thời, đáp ứng yêu cầu về công tác trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 31/12/2021 về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, chỉ đạo kịp thời các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Thứ năm. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các ngành triển khai các giải pháp bảo vệ chăm sóc trẻ em trong dịch COVID-19: ban hành 01 Công điện[8], 01 Quyết định về hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19[9]; 10 công văn chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh, chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch[10]. Đặc biệt quan tâm đến trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19[11].

Thứ sáu. Tăng cường công tác truyền thông hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi trong dịch COVID-19: xây dựng, phát hành các tài liệu hướng dẫn, sản phẩm truyền thông[12];  Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các tổ chức quốc tế in ấn và phát hành 200,000 sản phẩm truyền thông về hướng dẫn bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong khu cách ly tập trung đến (tiếng Việt và tiếng Anh) đến gần 400 cơ sở cách ly tập trung[13]; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội về chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em, phòng ngừa xâm hại bạo lực trẻ em[14]. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức quốc tế triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tác động của COVID-19 đến phụ nữ và trẻ em.

Thứ bẩy. Triển khai dịch vụ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19

–  Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng ngừa sang chấn tâm lý trẻ em trong bối cảnh dịch COVID-19: biên soạn, phát hành các tài liệu, sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng ngừa sang chấn tâm lý cho trẻ em. Hình thành mạng lưới với các chuyên gia về tâm lý, tình nguyện sẵn sàng tiếp nhận hỗ trợ, chăm sóc, ổn định tâm lý, can thiệp, phòng ngừa các trường hợp trẻ bị sang chấn tâm lý trong bối cảnh COVID-19.

– Mở rộng dịch vụ tư vấn của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 về tiếp nhận hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ bị sang chấn tâm lý, hướng dẫn hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trong dịch bệnh COVID-19[15].

– Hỗ trợ, can thiệp, xử lý khẩn cấp các vụ việc xâm hại, lực trẻ em.

– Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch COVID-19: về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; học tập; chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội và trợ giúp pháp lý; chăm sóc thay thế cho các em, ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân, bởi cá nhân, gia đình.

Thứ tám. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, các cán bộ tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi, quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi, phòng chống xâm hại trẻ em trong dịch COVID-19, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.

Thứ chín. Tăng cường công tác liên ngành và phối hợp chặt chẽ với các các Bộ ngành triển khai các giải pháp ứng phó hỗ trợ bảo đảm quyền trẻ em trong COVID-19. Phối hợp với các bộ ngành, địa phương, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân triển khai các gói hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng, trẻ em mồ côi do COVID-19 bảo đảm cuộc sống trước mắt và lâu dài[16].

Thứ mười: Thanh tra, kiểm tra thực hiện quyền trẻ em trong dịch COVID-19. Triển khai các hoạt động kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên đề việc thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về trẻ em, trong đó chú trọng đến việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Luật trẻ em, Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ cho trẻ em trong đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ Mười một. Tăng cường hợp tác quốc tế: phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các tổ chức quốc tế khác nghiên cứu, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến quyền trẻ em để làm cơ sở xây dựng các chính sách, kế hoạch đặc thù, giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em sau đại dịch, xây dựng hướng dẫn, tài liệu hỗ trợ cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em[17].

[1] Báo cáo chính sách của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam về Tác động của COVID-19 đối với trẻ em tại Việt Nam và tổng hợp điểm báo của Cục Trẻ em.

[2] Theo thống kê của Bộ Y tế tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc COVID-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi

[3] Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[4] Theo tổng hợp các gói hỗ trợ của Bộ LĐTBXH đến ngày 29/3/2022

[5] Quyết định số 1013/QĐ-LĐTBXH ngày 8/9/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/4/2021 đến 31/12/2021 với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/trẻ em.

[6] Công văn số 327/QBT-QLCTDA ngày 9/9/2021 và Công văn số 358/QBT-QLCTDA, ngày 30/9/2021 của Quỹ Bảo trợ trẻ em mồ côi cha mẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 27/4/2021 đến 31/12/2021.

[7] . 3.303 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ (mức 05 triệu đồng/trẻ em với tổng số tiền 16,515 tỷ đồng); 603 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức 01 triệu đồng/trẻ em với tổng số tiền là 6,03 tỷ đồng); hỗ trợ sổ tiết kiệm cho 59 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ (định mức 20.000.000 đồng/sổ/trẻ em với tổng số tiền là 1,180 tỷ đồng).

[8] Công điện số 04/CĐ-LĐTBXH ngày 01/6/2021; Công văn số 1208/LĐTBXH-TE ngày 06/4/2021về việc phòng, chống COVID-19;

[9] Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2021.

[10] Công văn số 2791/LĐTBXH-TE ngày 20/8/2021 về việc hướng dẫn kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, tâm lý xã hội và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịch COVID-19 Công văn số 1209/LĐTBXH-TE ngày 06/4/2020 về việc cung cấp thông tin khu cách ly; Công văn số 1472/LĐTBXH-TE ngày 29/4/2020; Công văn số 275/LĐTBXH-TE ngày 04/2/2021; Công văn số 103/TE-CSTE ngày 23/3/2020 chỉ đạo Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19 liên quan đến các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh tại địa phương; Công văn số 217/TE-CSTE ngày 22/5/2021 chỉ đạo các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch; Công văn số 386/TE-CSTE ngày 05/8/2021 chỉ đạo Giám đốc các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em;

[11] Công văn số 3234/LĐTBXH-TE, ngày 23/9/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

[12] 11 sản phẩm gồm các tài liệu hướng dẫn, sản phẩm tư vấn, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID- 19 được xây dựng, phát hành.

[13]Công văn số 1209/LĐTBXH-TE ngày 06/4/2020.

[14] Sản xuất và phát sóng 39 chương trình trên truyền hình Vì trẻ em; 43 phóng sự, 32 tin và 22 tin chạy chữ trên thời sự đài truyền hình Việt Nam; 32 chương trình 1 giờ đường dây nóng trên VOV giao thông về các hướng dẫn, chính sách hỗ trợ, các hỗ trợ của các bộ ngành, địa phương, tổ chức đối với trẻ em mồ côi do dịch COVID-19; 05 Chương trình “Dòng chảy sự kiện” trên Kênh VOV1 về những ảnh hưởng của đại dịch đến cuộc sống, học tập, vui chơi của trẻ em và các giải pháp bảo vệ sức khỏe tâm thần, đảm bảo quyền trẻ em trong đại dịch; 30 chương trình Livestream; 120 tin, video clip trên mạng xã hội và báo mạng (Youtube, Fanpage, Facebook Truyền hình Vì trẻ em, Tổng đài 111, Báo điện tử Dân sinh). Sản xuất 5 chương trình trực tuyến.

[15] 1.110 ca liên quan đến Covid-19[15]; can thiệp hỗ trợ 35 ca trẻ em liên quan đến dịch Covid-19[15] và 935 ca liên quan đến trẻ em bị bạo lực[15].

[16]  (i) Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động Chương trình “Nối vòng tay thương”, triển khai chương trình “Triệu ly sữa và hành trình của những cuốn sách”, “Chia sẻ cùng em thơ, chung tay vượt qua đại dịch”, “Cùng em học trực tuyến” (ii) Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện Chương trình “hỗ trợ đỡ đầu, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong đại dịch COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn (iii) Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp cấp ủy chính quyền cùng cấp vận động hỗ trợ các gia đình khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; (iv) Hội Bảo vệ quyền trẻ em phát động phong trào “sữa yêu thương” cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

[17] Báo cáo chính sách của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam về Tác động của COVID-19 đối với trẻ em tại Việt Nam (Tháng 5 /2020); Báo cáo đánh giá tác động của Liên Hợp quốc tại Việt Nam về tác động kinh tế -xã hội của Đại dịch COVID-19 đối với Việt Nam. Báo cáo ảnh hưởng của Covid- 19 đế trẻ em của Hội BVQTE (tháng 5/2020); Báo cáo kết quả đánh giá nhanh ảnh hưởng của Covid- 19 đế trẻ em của nhóm làm việc vì quyền trẻ em (tháng 5/2020)

[1] Báo cáo chính sách của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam về Tác động của COVID-19 đối với trẻ em tại Việt Nam và tổng hợp điểm báo của Cục Trẻ em.

[2] Theo thống kê của Bộ Y tế tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc COVID-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi

[3] Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *