Khoản 4, Khoản 6, Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về hai trong các nguyên tắc thi hành án hình sự: “Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án”; “Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạ
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”; “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 14, 15); Đồng thời quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm”; “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động” (Điều 35, Điều 57).
Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội” (Điều 3).
Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có đề cập các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, trong đó có quyền được lao động, học tập, học nghề và nghĩa vụ: Chấp hành bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của các cơ quan khác có thẩm quyền; Chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; Lao động, học tập, học nghề theo quy định. Điều 30, 32 Luật này cũng có các quy định cụ thể về lao động của phạm nhân. Cụ thể: “Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt”; “Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khoẻ và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hoà nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật…; “Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động”; “Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động”; “Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khoẻ lao động và được y tế trại giam xác nhận; b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động”.
Với quy định trên thì bất cứ phạm nhân nào, là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, thân phận và địa vị pháp lý của họ ra sao đều buộc phải chấp hành án trong các cơ sở giam giữ phải lao động, học tập, học nghề để trở thành người có ích cho xã hội… Nói cách khác, lao động vừa là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của phạm nhân trong quá trình chấp hành bản án của Toà án tại các cơ sở giam giữ.
Hoàng Minh