Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
56737

Không chỉ dừng lại ở thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận

 Ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và chính sách bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Đó không chỉ là thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ 3 (01 khuyến nghị) mà là cả sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã mang lại những kết quả to lớn bảo đảm quyền của người DTTS trên mọi mặt.

Nhiều cơ hội

Mạng lưới y tế ở vùng DTTS&MN tiếp tục phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh – huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư. Nhờ đó, đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và chính sách bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Các dịch bệnh sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế; tuổi thọ trung bình tăng; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm mạnh qua từng năm. Thành tựu về giảm suy dinh dưỡng trẻ em nhanh, bền vững và giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em của Việt Nam đã đảm bảo tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

 

Mạng lưới y tế cơ sở vùng DTTS&MN ngày càng hoàn thiện[1]; cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ y, bác sỹ ngày một nâng lên. Đến nay, vùng DTTS&MN có 99,5% số xã có trạm y tế; 83,5% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015 (45,8%); 77,2% số trạm y tế có bác sỹ; hơn 95% số xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 83,5% thôn có nhân viên y tế thôn, bản; 93% người DTTS được cấp thẻ BHYT; có 410 trạm y tế, phòng khám quân-dân y thuộc thuộc địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn và 152 phòng khám quân-dân y tại các đồn Biên phòng dọc theo tuyến biên giới với các nước láng giềng.

Chất lượng và cải thiện

Tại các địa phương, mô hình bác sỹ gia đình đang triển khai mở rộng; hiện có 1.737 cô đỡ thôn bản đang hoạt động tại 8.165 thôn bản khó khăn, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng DTTS&MN; biết quản lý thai nghén và đỡ đẻ sạch, đẻ an toàn; thực hiện vai trò là cầu nối giữa y tế xã với người dân. Nhờ vậy, chất lượng công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình từng bước được nâng cao; các chỉ số về sức khỏe sinh sản cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện; tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 90%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm hằng năm.

CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 cũng đưa ra mục tiêu và tập trung đầu tư phát triển chăm sóc sức khỏe, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS&MN một cách toàn diện trong giai đoạn tới. Chính phủ cùng các địa phương  tích cực huy động nguồn vốn để đầu tư cho các trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn. Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, đã có 58 trạm y tế xã tại 3 tỉnh Tây Nguyên được xây dựng mới, sửa chữa; các trạm y tế xã của 15 tỉnh miền núi phía Bắc được cung cấp trang thiết bị, xây dựng mới 87 trạm y tế xã khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *