Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39682

Cuộc đấu giữa Facebook và Google với dự luật trả phí truyền thông của Australia Kỳ 1: Cuộc chiến mới

 

Bất chấp sự phản đối từ cả hai công ty, Quốc hội Australia dự kiến sẽ sớm thông qua Luật trả phí truyền thông mà họ cho là cần thiết để thúc đẩy lợi ích báo chí của công chúng Australia. Facebook ngay lập tức chặn các liên kết tin tức trong khi Google cố gắng đạt được một thoả thuận ôn hoà nhất.

Google và Facebook cần bồi thường

Trong nhiều tháng, Facebook và Google đã bị các nhà xuất bản tin tức và các nhà lập pháp Australia kiểm soát chặt chẽ. Trọng tâm của cuộc chiến là liệu các gã khổng lồ công nghệ có nên trả tiền cho các tổ chức tin tức cho các bài báo được chia sẻ trên mạng xã hội của họ hay không. Theo Luật trả phí truyền thông được đề xuất từ ​​Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, cả Google và Facebook sẽ được yêu cầu đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông và bồi thường cho họ về nội dung xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Facebook và Google đã chiến đấu hết mình để ngăn luật này được Quốc hội Australia dự kiến thông qua trong vài tuần tới. Nhưng vào ngày 18-2 vừa qua, hai gã khổng lồ công nghệ đã có những cách tiếp cận khác nhau.

Trong nhiều tháng, Facebook và Google đã bị các nhà xuất bản tin tức và các nhà lập pháp Australia kiểm soát chặt chẽ.

Cụ thể, Facebook đã chặn mọi người ở Australia đăng các câu chuyện tin tức trên tài khoản của mình, một sự leo thang quyết liệt trong cuộc chiến về việc liệu các gã khổng lồ công nghệ có nên trả tiền cho các cơ quan truyền thông khi câu chuyện, bài báo của họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc trên mạng xã hội hay không. Lệnh cấm của Facebook chặn các bài đăng của bất kỳ nhà xuất bản Australia nào được nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới và chặn tất cả người dùng ở nước này xem bất kỳ nội dung tin tức nào, ngay cả từ các nhà xuất bản không phải của Australia. Động thái này dường như đã thu hút sự chú ý của một số trang web chính phủ khi đăng thông tin về các trường hợp khẩn cấp, hỏa hoạn và thời tiết. William Easton, Giám đốc điều hành của Facebook Australia và New Zealand nói: “Luật được đề xuất về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các nhà xuất bản truyền thông về việc sử dụng nó để chia sẻ nội dung tin tức.

Google thì chọn cách cách tiếp cận ngược lại. Trong những ngày gần đây, công ty này đã thực hiện các thỏa thuận với các công ty xuất bản lớn của Australia bao gồm cả với News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch để trả tiền cho một số nội dung tin tức được dùng. Thỏa thuận được đưa ra để đổi lấy việc tránh những phần nghiêm ngặt nhất của Luật trả phí truyền thông sẽ được Quốc hội Austrlaia thông qua và loại bỏ lời đe dọa của Australia từ tháng trước là đóng cửa công cụ tìm kiếm Google ở nước này. Và ngày 18-2, Google đã công bố thoả thuận toàn cầu kéo dài 3 năm với News Corp. Theo đó, các nhà sản xuất truyền thông của News Corp được quyền chọn câu chuyện để quảng cáo trên các phần đặc biệt của các ứng dụng và trang tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, các thỏa thuận này không thể áp dụng cho các tin bài được Google lập danh mục và được liên kết với các kết quả tìm kiếm thông thường, cách phổ biến nhất mà mọi người hiện nay đến với các tin bài trực tuyến – và là một điều mà Luật trả phí truyền thông sẽ yêu cầu nếu Google không thực hiện các thỏa thuận.

Đâu là cách tiếp cận hiệu quả?

Các câu chuyện từ Wall Street Journal, New York Post, Sunday Times và các ấn phẩm khác của News Corp từ Vương quốc Anh và Australia sẽ hiển thị trong các bảng đặc biệt trên ứng dụng Google News, trên màn hình chính tìm kiếm trên điện thoại di động và trên Google News trên máy tính để bàn. Người phát ngôn của Google, Maggie Shiels cho biết, thỏa thuận không bao gồm Fox News. Nó cũng chỉ bao gồm một số quốc gia như Australia, Anh, Pháp và Đức. Các công ty đang thảo luận để mở rộng chương trình sang Mỹ. Google đã thực hiện các thỏa thuận tương tự với Reuters và các công ty tin tức trong khu vực ở các quốc gia nơi công ty hoạt động, bao gồm cả với một nhà xuất bản lớn khác của Australia vào hôm 14-2. Các công ty sẽ không cho biết các giao dịch trị giá bao nhiêu, nhưng Google đã dành 1 tỷ USD cho các giao dịch như vậy trên toàn thế giới trong ba năm tới. Bằng ngôn ngữ hòa giải nhất đối với các nhà xuất bản, Don Harrison, Giám đốc phụ trách quan hệ đối tác toàn cầu của Google tuyên bố này, công ty đã đầu tư để giúp đỡ các tổ chức tin tức trong những năm qua và hy vọng “sẽ sớm công bố nhiều quan hệ đối tác hơn nữa”.

Trụ sở của Google ở Mountain View, California

Nhận xét về động thái của 2 gã khổng lồ công nghệ Mỹ, GS Johan Lidberg chuyên về lĩnh vực truyền thông tại Đại học Monash ở Melbourne, cho biết, Facebook ít bị thua thiệt hơn Google trong Luật trả phí truyền thông nhưng công ty này đã chọn cách “leo thang cuộc chiến”.  “Google dường như hòa hợp hơn với những gì cộng đồng mong muốn và dường như có phần coi trọng trách nhiệm xã hội hơn Facebook. Bây giờ sẽ xuất hiện một khoảng trống nơi báo chí đáng tin cậy, chuyên nghiệp từng có trên Facebook và khoảng trống này có thể chứa đựng thông tin sai lệch và tạo cơ hội cho những kẻ theo thuyết âm mưu”, GS Johan Lidberg phân tích. Đồng quan điểm này, GS Siva Vaidhyanathan chuyên nghiên cứu truyền thông tại Đại học Virginia nói: “Google đã quen với việc chơi một trò chơi khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau trong khi Facebook đang coi những gì họ làm là lập trường đạo đức, Google có thể đã vượt ra ngoài tưởng tượng về một cách tiếp cận phổ biến để kinh doanh trên thế giới”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *