Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
73949

Bất kể dân hay quan đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử

Bất kể dân hay quan đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử.

Quyền bình đẳng trước pháp luật được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Bất kể dân hay quan đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử
Bất kể dân hay quan đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử

Bên cạnh đó, Hiến pháp có những quy định về tố tụng công bằng như bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử (Khoản 3, Điều 103); nguyên tắc người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai (Khoản 2, Điều 31); người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Khoản 4, Điều 31).

Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng được cụ thể hóa trong các đạo luật.

Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội (Điều 5). Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, được Quốc hội thông qua tháng 11/2015 bổ sung “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa xã hội”.

Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng bảo đảm quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa (Điều 19); quyền được cung cấp bản cáo trạng, quyết định đưa ra vụ án ra xét xử (các Điều 49 và 182); quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và quyền có phiên dịch của bị cáo (Điều 24); quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng (Điều 231); quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự do bị xét xử trái pháp luật (Điều 29). Luật Thi hành án dân sự 2008 có các quy định về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 135, 136).

Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm làm việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Tòa án phải bảo đảmbảo đảm các nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định như bảo đảmbảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; bảo đảmbảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước Tòa án; không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

Hoạt động của luật sư được bảo đảm nhằm giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng. Bộ luật Tố tụng Hình sự và chủ trương cải cách tư pháp của Nhà nước nhấn mạnh yêu cầu “bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

Các đạo luật quy định quyền của luật sư được cụ thể hóa theo hướng thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp về tranh tụng, về nguyên tắc phải có luật sư của bị cáo… để bảo đảmbảo đảm tốt hơn quyền được xét xử công bằng, quyền được tiếp cận và hỗ trợ tư pháp của người dân.

Thanh Tuấn.

nhanquyenvn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *