Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16077

Lạm bàn “Xây dựng CNXH cho ai” ?

 

Suy diễn, thổi phồng khó khăn, hạn chế nhằm xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam là mục tiêu, thủ đoạn thường trực của thành phần thù địch, chống phá. Chẳng hạn như mới đây, VOA có bài “Xây dựng CNXH cho ai và đảng thật sự vì ai?” tung ra luận điệu phủ nhận vai trò của Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như: “Sau việc làm quốc gia khánh kiệt, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mở thêm lối cho nhiều đảng viên trung kiên trở thành tư sản đỏ qua… giải tư! Cuối năm 2020, KTNN công bố kết quả kiểm toán 30 DNNN đã được cổ phần hoá và phát giác, những… lỗ hổng trong định giá, chuyển đổi quyền sở hữu tài sản cả hữu hình lẫn vô hình gây thiệt hại khoảng 30.000 tỉ đồng. Không chỉ mất tiền mà còn mất cả đất đã giao cho DNNN. Về nguyên tắc, nhà nước chỉ là tập thể được ủy nhiệm quản trị – điều hành quốc gia, tiền hay tài sản của nhà nước là tiền và tài sản của dân giao cho nhà nước quản lý, sử dụng. Nợ nần, thất thoát do DNNN gây ra, dân lãnh trọn!” và công kích: “khi đảng còn kiên quyết đeo đuổi mục tiêu xây dựng CNXH để duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối thì nội lực quốc gia còn thất tán và sự khốn khổ không có điểm dừng”. Đây là luận điệu lợi dụng sai phạm, hạn chế để bôi đen, đả phá nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm gây tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một số cán bộ, đảng viên…

Thực tế cho thấy, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người chứng minh kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có và là độc quyền của Chủ nghĩa tư bản. Một số nước theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa như Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng mô hình kinh tế này để thúc đẩy kinh tế – xã hội theo những nguyên tắc, mục đích riêng phù hợp sự phát triển của mình. Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế phù hợp trình độ không đồng đều của lực lượng sản xuất, nhằm huy động tối đa sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi giai tầng xã hội vào phát triển kinh tế, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Cùng với phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Đảng, Nhà nước ta xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Mặc dù coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, nhưng kinh tế nhà nước mới là thành phần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất rõ ràng khi bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Những năm qua, xuất phát từ thực tế một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Đảng, Nhà nước ta đang chủ trương cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn đầu tư. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, góp phần xây dựng thành phần kinh tế nhà nước phát triển vững mạnh. Một trong những trường hợp tiêu biểu có thể kể ra đây là Vinamilk. Sau khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, quy mô tài sản liên tục gia tăng, khả năng tự chủ tài chính được cải thiện. Tính đến hết năm 2023, Vinamilk đã xuất khẩu đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5.000 tỉ đồng. Vinamilk đã trở thành một thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế và mang đậm tinh thần Việt.

Thực tiễn việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới gần 40 năm qua ở Việt Nam đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 4,5 tỉ USD vào năm 1986, thì đến năm 2023 đã đạt 430 tỉ USD, đứng thứ 35 thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến năm 2023 đã đạt 4.284 USD, đứng thứ năm trong ASEAN.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường thế giới. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những cam kết rất cao về tự do hóa thương mại và phát triển bền vững. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005 mới đạt 20,7 tỉ USD/năm, thì riêng năm 2022 đã đạt 732,5 tỉ USD, năm 2023 đạt 681 tỉ USD. Cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển từ nhập siêu sang suất siêu 8 năm liên tục kể từ năm 2016, riêng năm 2023, xuất siêu đạt 28 tỉ USD, thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu thế giới; bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt; nợ công năm 2023 ở mức khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều giới hạn quy định. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2023 thu hút được trên 39,4 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 23,2 tỉ USD, lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI.

Với các thành tựu đạt được, Việt Nam đang khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế năng động và có triển vọng của khu vực và thế giới.

Có thể thấy rằng, những quan điểm sai trái, xuyên tạc về kinh tế Việt Nam như trên xuất phát từ những kẻ có dã tâm chống phá đi ngược lại chiều hướng phát triển tích cực của đất nước. CNXH là con đường mà Đảng và Nhân dân đã lựa chọn, thế hệ cha ông đã đổ máu giành, giật, giữ và xây lên nó, đem lại những thành quả không thể phủ nhận như ngày nay là cho ai, vì ai, thiết không cần hỏi đã thấy câu trả lời

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *