Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22051

Bảo hiểm xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương

Năm 2022 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trương ương khóa XII; trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 18/QĐ-LĐTBXH ngày 10/01/2021 của Bộ trưởng ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP thì nhiệm vụ đặt ra về bảo hiểm xã hội trong năm 2022 là: (i) thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội thông qua việc xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật khác; (ii) mở rộng diện bao phủ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; (iii) xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của cơ quan bảo hiểm xã hội; (iv) tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội; (v) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường giám sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; (vi) phấn đấu giảm số đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, giảm tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Học sinh trường Giáo dục chuyên biệt

Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

Thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho 3.226.505 đối tượng  trong đó 1.870.224 người cao tuổi, 1.102.368 người khuyết tật, 49.378 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, 204.535 đối tượng khác, và 283.064 đối tượng nhận kinh phí hỗ trợ chăm sóc đối tượng hằng tháng. Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội trong 6 tháng đầu năm khoảng 11.000 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào điều kiện cụ thể, tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương, đến nay đã có các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mở rộng đối tượng hưởng chính sách và nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng cao hơn mức chuẩn quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP như: Hà Giang (380.000đ), Quảng Ninh (350.000đ), Hà Nội (440.000đ), Đà Nẵng (400.000đ), Bình Dương (400.000đ), Đồng Nai (300.000đ), Hồ Chí Minh (480.000đ), Hải Dương (380.000đ), Bắc Ninh (440.000đ), Vĩnh Phúc (1/3 mức lương cơ sở theo từng thời kỳ), Hải phòng (500.000đ) các tỉnh điều chỉnh mức trợ cấp xã hội đồng thời một số tỉnh mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, góp phần bảo đảm đời sống cho đối tượng thụ hưởng chính sách.

Trợ giúp đột xuất, hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai 09 đoàn công tác đi cứu trợ, kiểm tra trợ giúp đột xuất và công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 theo sự phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại 11 tỉnh, thành phố; thăm hỏi, tặng quà cho khoảng 550 đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; tổng kinh phí thực hiện khoảng 800 triệu đồng.

Thực hiện hỗ trợ tổng số 21.574,665 tấn gạo cứu đói cho 423.168 hộ với 1.438.311 nhân khẩu, trong đó: Hỗ trợ gạo cứu đói trong dịp tết Nguyên đán: 13.959,585 tấn gạo cho 291.723 hộ với 930.639 nhân khẩu; Hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp hạt: 7.615,08 tấn gạo cho 131.445 hộ với 507.672 nhân khẩu

Chăm sóc người cao tuổi và chương trình hành động quốc gia người cao tuổi

Thực hiện Luật người cao tuổi, Phòng đã chủ động hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện chế độ chính sách kịp thời đối với người cao tuổi; hướng dẫn; triển khai Luật Người cao tuổi bằng nhiều hình thức phong phú, tác động tích cực đến nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, phụng dưỡng cũng như phát huy tốt vai trò người cao tuổi.

Người cao tuổi được tạo điều kiện phát huy vai trò trong đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Cả nước có hơn 733 nghìn người cao tuổi tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, thanh tra nhân dân, hoà giải ở cơ sở, 1,1 triệu người cao tuổi tham gia phòng chống tội phạm, trật tự an ninh ở địa bàn, khu dân cư; hơn 95 nghìn người cao tuổi làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hơn 300 nghìn người cao tuổi làm kinh tế giỏi.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, đã có gần 3,3 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (trong đó có hơn 2,5 triệu người cao tuổi), 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, hơn 1,87 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 10 nghìn người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội. 95% người cao tuổi được cấp thẻ BHYT, 32% người cao tuổi được lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe ban đầu.

Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch của người cao tuổi từng bước nâng lên: Có 35% người cao tuổi ở nông thôn và 70% người cao tuổi ở thành thị tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên. 100% người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng được miễn giảm giá vé. Cơ sở hạ tâng văn hóa, y tế, giao thông công cộng, trung tâm thương mại từng bước bảo đảm các điều kiện tiếp cận cho người cao tuổi. Các địa phương đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ và tặng quà cho gần 1 triệu người cao tuổi. Các cấp Hội người cao tuổi huy động nguồn lực tổ chức thăm hỏi, chúc thọ, mừng thọ, tặng quà cho 420.000 người cao tuổi với số tiền 81 tỷ đồng.

Thực hiện Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ theo Quyết định 1336/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025: Đến tháng 6/2022 đã có 61/63 tỉnh/TP phê duyệt Đề án. Mục tiêu và các chỉ tiêu cơ bản của Đề án Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (CLBLTHTGN)giai đoạn đến năm 2025, có ít nhất 95% các tỉnh/thành phố trong cả nước có CLBLTHTGN; có thêm ít nhất 3.000 CLB mới được xây dựng với 150.000 thành viên, trong đó có hơn 100.000 là  Người cao tuổi. Chú trọng việc nhân rộng CLBLTHTGN đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý 100% CLBLTHTGN đã thành lập giai đoạn 2016 – 2020 và các CLB mới được thành lập. CLBLTHTGN đã giúp cho rất nhiều Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ từ những người thuộc thế hệ trẻ, từ cộng đồng, giải quyết các nhu cầu an sinh xã hội tại cơ sở, góp phần làm tốt công tác chăm sóc Người cao tuổi. Sáu tháng đầu năm Cục BTXH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, đặc biệt là Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam triển khai Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát việc nhân rộng mô hình CLBLTHTGN. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đề án CLBLTHTGN.

Công tác người khuyết tật và Chương trình trợ giúp người khuyết tật

Thực hiện Quyết định 1190/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật và các chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật, xây dựng phim phóng sự tình hình thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật và chân dung điển hình trợ giúp người khuyết tật thành công được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam; Xây dựng các số chuyên đề về người khuyết tật đăng trên các báo, tạp chí (Tạp chí Lao động và Xã hội, Tạp chí Người bảo trợ, Tạp chí Người cao tuổi, Báo thông tấn xã Việt Nam, Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí nhân đạo, Tạp chí Hội người mù …); Đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện Quyết định 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030;Hướng dẫn 10 Hội, đoàn thể: Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và người khuyết tật Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch và dự toán tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Công tác quản lý hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội

Thực hiện Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập). Trong đó, có 46 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 73 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, 149 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 32 cơ sở chăm sóc người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã cung cấp dịch vụ cho người lớn và trẻ em khuyết tật và tâm thần chiếm tỷ lệ lớn 46,5%, số đối tượng là trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi chiếm một tỷ lệ tương đối 19,3%, người già cô đơn chiếm tỷ lệ 10,3%, trẻ em và người lớn nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 1,4%. Cho đến nay, mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội 30% đối tượng cần trợ giúp xã hội với các dịch vụ như tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội. Các tỉnh, thành phố từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người già, người tâm thần, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.Thực hiện quy định của Luật Quy hoạch, Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1707/QĐ-TTg ngày 13/10/2021 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định quy hoạch), ngày 30/12/2021, Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở các ý kiến của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng thẩm định, Cục Bảo trợ xã hội đã tổng hợp, tiếp thu ý kiến và hoàn thiện lại Hồ sơ quy hoạch.Tổ chức tập huấn chính sách trợ giúp xã hội và hướng dẫn cấp giấy xác nhận khuyết tật và quản lý ca đối với người khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại các tỉnh, thành phố: Hoà Bình, Thanh Hoá và Bình Định cho cán bộ phòng Bảo trợ xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện/tp; cán bộ văn hóa – xã hội, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã. Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn, tuyên truyền về tăng cường năng lực bảo vệ môi trường trong các cơ sở trợ giúp xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *