Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
43846

Vì sao xây dựng Cơ quan Nhân quyền Quốc gia lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế? Kỳ 1: Cầu nối giữa Nhà nước với khu vực ngoài nhà nước

Suốt từ năm 1946 đến đầu những năm 1990, các cuộc thảo luận quốc tế về CQNQQG diễn ra liên tục và đạt được sự thống nhất qua Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ (số 48/134, ngày 20/12/1993) về Nguyên tắc liên quan đến địa vị của CQNQQG (Nguyên tắc Paris). CQNQQG được thành lập trên cơ sở hiến pháp hoặc đạo luật; về hình thức như “cầu nối” giữa nhà nước với khu vực ngoài nhà nước (gồm cả giới truyền thông, công đoàn, tổ chức phi chính phủ…).

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền

Trợ giúp hiệu quả nạn nhân

Quyền con người là nội dung lớn, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia. Dưới sự dẫn dắt của LHQ kể từ khi ra đời năm 1945, các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền diễn ra liên tục, nhất quán và ngày càng phong phú, đa dạng, với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội.

Đến nay, đã có 197 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của các điều ước nhân quyền quốc tế. Đối với hai công ước nhân quyền quan trọng nhất và luôn gây tranh luận giữa các nhóm nước (Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị – ICCPR và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa – ICESCR) cũng đã có sự thay đổi lớn về nhận thức. Tính đến tháng 4/2021, đã có 173/197 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước ICCPR (18 nước ký, chưa phê chuẩn); 171 quốc gia thành viên Công ước ICESCR (22 nước ký, chưa phê chuẩn). Trên cơ sở đó, việc hoàn thiện pháp luật ở các quốc gia luôn được chú trọng và điều ước nhân quyền quốc tế được coi là hệ tham chiếu chủ yếu. Nhân quyền đang ngày càng chứng tỏ là “ngôn ngữ chung” của nhân loại. Vì thế, các quốc gia đều chú trọng củng cố bộ máy nhà nước và các thể chế, nhằm thực thi nhân quyền.

Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 đều nhấn mạnh việc “tạo mọi điều kiện cần thiết để tôn trọng nghĩa vụ do các điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra” và “nỗ lực thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản, bằng những biện pháp tiến bộ quốc gia và quốc tế”. Thông qua sự trợ giúp của LHQ, việc tìm kiếm cách thức bảo vệ nhân quyền hiệu quả ngày càng được đẩy mạnh. Việc thành lập CQNQQG được là sự bổ sung cho sự thiếu hụt của các cơ chế hiện có.

Suốt từ năm 1946 đến đầu những năm 1990, các cuộc thảo luận quốc tế về CQNQQG diễn ra liên tục và đạt được sự thống nhất qua Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ (số 48/134, ngày 20/12/1993) về Nguyên tắc liên quan đến địa vị của CQNQQG (Nguyên tắc Paris). CQNQQG được thành lập trên cơ sở hiến pháp hoặc đạo luật; về hình thức như “cầu nối” giữa nhà nước với khu vực ngoài nhà nước (gồm cả giới truyền thông, công đoàn, tổ chức phi chính phủ…). Các chủ thể trên có mặt ở mọi nơi trong xã hội, nên dễ dàng phát hiện những vi phạm nhân quyền và có thể trợ giúp hiệu quả nạn nhân ở những mức độ khác nhau. Các chủ thể tham gia hoạt động nhân quyền càng phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ.

Xu hướng lớn trên thế giới

Nhận thức rõ sự cần thiết của cơ chế này, cho đến tháng 4/2021, gần 2/3 quốc gia thành viên LHQ đã thành lập CQNQQG. Trong đó, số CQNQQG đăng ký xếp hạng qua Liên minh toàn cầu các CQNQQG (GANHRI) ngày càng cao (84 loại A, 33 loại B, 10 loại C – căn cứ vào mức độ tương thích với Nguyên tắc Paris). Điều này cho thấy, xây dựng CQNQQG đang trở thành một xu hướng lớn trên thế giới.

Vì sao xây dựng CQNQQG lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế? Thực tế cho thấy, bảo vệ nhân quyền là yêu cầu, đòi hỏi lớn của mọi quốc gia và cần có cơ bảo vệ cá nhân trước sự vi phạm nhân quyền từ các chủ thể công cũng như tư.

Ở Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, việc bảo đảm nhân quyền đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng vẫn còn nhiều thách thức: khuôn khổ pháp luật về quyền con người mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ; thiếu hụt các nguồn lực cần cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng giới… Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – thời kỳ hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế, hàng loạt vấn đề mới về nhân quyền đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, đủ năng lực giúp Đảng và Nhà nước phát hiện sớm mọi vấn đề và giải quyết một cách căn cơ, mở đường cho hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước.

Một cơ quan khi chuyên tâm vào một việc sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp; mặt khác, khi được tổ chức theo một cách thức nhất định, tách biệt với trách nhiệm quản lý hành chính và tư pháp, cơ quan ấy sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về một hoặc nhiều vấn đề nhân quyền. Bằng việc duy trì khoảng cách nhất định với các cơ quan thuộc nhà nước, những tổ chức như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân khỏi sự vi phạm về quyền và góp phần tạo lập một nền văn hóa nhân quyền ở mỗi quốc gia.

Quyền con người là nội dung lớn, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia. Dưới sự dẫn dắt của LHQ kể từ khi ra đời năm 1945, các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền diễn ra liên tục, nhất quán và ngày càng phong phú, đa dạng, với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội.

Đến nay, đã có 197 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của các điều ước nhân quyền quốc tế. Đối với hai công ước nhân quyền quan trọng nhất và luôn gây tranh luận giữa các nhóm nước (Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị – ICCPR và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa – ICESCR) cũng đã có sự thay đổi lớn về nhận thức. Tính đến tháng 4/2021, đã có 173/197 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước ICCPR (18 nước ký, chưa phê chuẩn); 171 quốc gia thành viên Công ước ICESCR (22 nước ký, chưa phê chuẩn). Trên cơ sở đó, việc hoàn thiện pháp luật ở các quốc gia luôn được chú trọng và điều ước nhân quyền quốc tế được coi là hệ tham chiếu chủ yếu. Nhân quyền đang ngày càng chứng tỏ là “ngôn ngữ chung” của nhân loại. Vì thế, các quốc gia đều chú trọng củng cố bộ máy nhà nước và các thể chế, nhằm thực thi nhân quyền.

Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 đều nhấn mạnh việc “tạo mọi điều kiện cần thiết để tôn trọng nghĩa vụ do các điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra” và “nỗ lực thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản, bằng những biện pháp tiến bộ quốc gia và quốc tế”. Thông qua sự trợ giúp của LHQ, việc tìm kiếm cách thức bảo vệ nhân quyền hiệu quả ngày càng được đẩy mạnh. Việc thành lập CQNQQG được là sự bổ sung cho sự thiếu hụt của các cơ chế hiện có.

Suốt từ năm 1946 đến đầu những năm 1990, các cuộc thảo luận quốc tế về CQNQQG diễn ra liên tục và đạt được sự thống nhất qua Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ (số 48/134, ngày 20/12/1993) về Nguyên tắc liên quan đến địa vị của CQNQQG (Nguyên tắc Paris). CQNQQG được thành lập trên cơ sở hiến pháp hoặc đạo luật; về hình thức như “cầu nối” giữa nhà nước với khu vực ngoài nhà nước (gồm cả giới truyền thông, công đoàn, tổ chức phi chính phủ…). Các chủ thể trên có mặt ở mọi nơi trong xã hội, nên dễ dàng phát hiện những vi phạm nhân quyền và có thể trợ giúp hiệu quả nạn nhân ở những mức độ khác nhau. Các chủ thể tham gia hoạt động nhân quyền càng phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ.

Nhận thức rõ sự cần thiết của cơ chế này, cho đến tháng 4/2021, gần 2/3 quốc gia thành viên LHQ đã thành lập CQNQQG. Trong đó, số CQNQQG đăng ký xếp hạng qua Liên minh toàn cầu các CQNQQG (GANHRI) ngày càng cao (84 loại A, 33 loại B, 10 loại C – căn cứ vào mức độ tương thích với Nguyên tắc Paris). Điều này cho thấy, xây dựng CQNQQG đang trở thành một xu hướng lớn trên thế giới.

Vì sao xây dựng CQNQQG lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế? Thực tế cho thấy, bảo vệ nhân quyền là yêu cầu, đòi hỏi lớn của mọi quốc gia và cần có cơ bảo vệ cá nhân trước sự vi phạm nhân quyền từ các chủ thể công cũng như tư.

Khách quan, toàn diện hơn về vấn đề nhân quyền

Ở Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, việc bảo đảm nhân quyền đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng vẫn còn nhiều thách thức: khuôn khổ pháp luật về quyền con người mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ; thiếu hụt các nguồn lực cần cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng giới… Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – thời kỳ hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế, hàng loạt vấn đề mới về nhân quyền đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, đủ năng lực giúp Đảng và Nhà nước phát hiện sớm mọi vấn đề và giải quyết một cách căn cơ, mở đường cho hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước.

Một cơ quan khi chuyên tâm vào một việc sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp; mặt khác, khi được tổ chức theo một cách thức nhất định, tách biệt với trách nhiệm quản lý hành chính và tư pháp, cơ quan ấy sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về một hoặc nhiều vấn đề nhân quyền. Bằng việc duy trì khoảng cách nhất định với các cơ quan thuộc nhà nước, những tổ chức như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân khỏi sự vi phạm về quyền và góp phần tạo lập một nền văn hóa nhân quyền ở mỗi quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *