Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
40515

Văn hóa chính trị của giới chống Cộng đã phù hợp với đa đảng chưa?

 

Từ ngày 25/01 đến ngày 01/02/2021, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã được tổ chức thành công ở Hà Nội, với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư. Trước và trong thời gian diễn ra Đại hội, trong các trang tin phi chính thống trên Internet đã xuất hiện một số luồng dư luận về nhân sự được giới thiệu vào Trung ương, và về các chủ đề nên được thảo luận tại Đại hội. Số này bao gồm những lời kêu gọi chuyển đổi sang mô hình đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí và tư pháp độc lập.

Trên BBC hôm 22/01, Lê Văn Sinh viết rằng “cách thức tuyển chọn dàn nhân sự cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hiện thời vẫn theo lối truyền thống, kiểu Liên Xô trước kia hay Trung Quốc hiện nay”, theo đó nhân sự khóa mới không do dân bầu, mà do giới lãnh đạo thỏa thuận với nhau rồi đề cử. Việc này dẫn đến 3 hạn chế: (1) Tài nguyên của đất nước bị lãng phí vì nạn mua quan bán chức; (2) Lãnh đạo được chọn có thể là người thiếu năng lực hoặc tham nhũng, như đã thể hiện qua việc nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật hoặc truy tố trong Khóa XII; (3) Lãnh đạo được chọn không được người dân tin tưởng.

Jonathan London và Mai Thanh Sơn nói rằng cách tuyển chọn lãnh đạo này khiến người dân không được tham gia vào bộ máy chính trị và hoài nghi về tính dân chủ của bộ máy.

Ngoài ra, để mô tả tình trạng tham nhũng và mua quan bán chức trước thềm Đại hội Đảng, nhiều tờ báo cũng viện dẫn thông tin về vụ án lừa đảo gây chú ý gần đây, trong đó một người phụ nữ tố cáo rằng mình bị lừa khi bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức Vụ Phó.

Nhân đó, những người vừa nêu đã kêu gọi chuyển từ cách tuyển chọn nhân sự hiện nay sang mô hình đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí và tư pháp độc lập.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, vụ một người phụ nữ bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức Vụ Phó là một vụ lừa đảo, chứ không phải là một vụ tham nhũng thật. Các bị cáo trong vụ việc này hiện đã bị truy tố. Vì vậy, dù tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là có thật, sẽ không hợp lý nếu minh họa nó bằng vụ việc này.

Thứ hai, dư luận lề trái nên thành thực đối diện với câu hỏi: chế độ hiện hành có phải là chế độ phù hợp nhất với người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hay không? Sau nhiều năm hô hào đòi mở rộng quyền bầu cử, đa số giới chống Cộng vẫn chọn lãnh đạo trong tổ chức của mình dựa trên danh tiếng hoặc dòng tiền tài trợ, thay vì bằng cách bỏ phiếu. Ngay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chứ chưa nói đến một cuộc bầu cử ở Việt Nam, cũng đã đủ để làm vỡ phong trào của họ. Ý thức dân chủ và trình độ chính trị của họ chắc chắn còn thấp hơn các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế này thậm chí đã khiến một số gương mặt lề trái, như luật sư Ngô Anh Tuấn, phải thừa nhận rằng hiện chưa có lực lượng nào đủ sức lãnh đạo đất nước thay ĐCSVN.

Nếu Việt Nam chuyển sang đa đảng trong bối cảnh hiện tại, thì quyền lực sẽ về tay số đông người dân, hay về tay các KOL mị dân và các tập đoàn tư bản? Khi đó, đất nước có hay không đủ năng lực để chống đỡ ngoại xâm và dịch bệnh? Các tiếng nói thân phương Tây cần đặt ra những câu hỏi này, thay vì chỉ ngồi tụng niệm khẩu hiệu đa đảng một cách duy ý chí.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *