Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20751

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: “Chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có đa đảng”

 

Cứ mỗi bận đến dịp Đại hội Đảng, mỗi bận chính quyền gặp sai sót trong điều hành, mỗi bận có vụ án tham nhũng lớn lớn nào đó bị phanh phui, mỗi bận bầu cử Quốc hội hay bầu chọn nhân sự trong Đảng… là đám những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” ít ỏi trong nước hoặc cựu thù ba que ở hải ngoại lại dẫn dắt đến điệp khúc “độc tài nên mới thế”, đa đảng mới phát triển đất nước, đa đảng mới có dân chủ, đa đảng mới có phát triển, đa đảng mới chống được tham nhũng, đa đảng giáo dục, y tế mới phát triển, …thậm chí đa đảng mới không có ô nhiễm. Nguyên nhân tất tần tật đều do chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng cầm quyền ở Việt Nam là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, dẫn đến ở Việt Nam không có dân chủ hoặc dân chủ hình thức, không có cạnh tranh, không có giám sát, không có đối lập để phanh phui hạn chế, yếu kém…. để từ đó suy diễn rằng muốn đạt tới một nền dân chủ đích thực phải thi hành chế độ đa đảng!.

Có thể nói, lý luận của giới zân chủ hơn 40 năm qua vẫn vậy. Cứ có dịp là đem ra, rồi từ đó đả kích “Đảng tham quyền cố vị”, “Đảng phải trả quyền lực lại cho dân tộc”, cứ y như đa đảng là liều thuốc thần đối với tương lai dân tộc Việt Nam vậy.

Còn nhớ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong khi còn là Chủ tịch Quốc hội đến thăm Ấn Độ đã trả lời hãng thông tấn Express Ấn Độ về chủ đề này cực sắc nét.

Khi phóng viên Ấn Độ hỏi liên quan đến chế độ chính trị ở Việt Nam “Chủ tịch có nghĩ rằng, đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có hệ thống đa đảng hoặc có các đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể tính tới các quan điểm của nhiều nhóm sắc tộc khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau. Ví dụ như Việt Nam có Uỷ ban Dân tộc để giải quyết vấn đề này?”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trả lời :

“Chúng tôi quan niệm là kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng tôi chủ trương phát triển kinh tế đồng thời cũng đổi mới từng bước hệ thống chính trị một cách vững chắc cho phù hợp. Và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.

Thực tiễn các bạn thấy là đất nước chúng tôi về chính trị xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ. Quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ. Các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện và giám sát xã hội, đất nước vẫn đang phát triển, đang đi lên. Từ thực tế thì thấy là chúng tôi thực hiện một đảng vẫn là hiệu quả nhất.

Hiện nay, tôi được biết là trên thế giới, dư luận cũng rất quan tâm là tại sao Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo, một đảng lãnh đạo thì có dân chủ không, tại sao lại không thực hiện chế độ đa đảng. Vấn đề này thì ý kiến tranh luận khác nhau. Nhưng riêng tôi thì tôi nghĩ không phải là nhiều đảng thì nhiều dân chủ hơn, hai đảng có ít dân chủ hơn, mà một đảng thì lại có ít dân chủ nữa.

Mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không. Đó là tiêu chí quan trọng nhất.

Tôi không phản đối và cũng không định kiến với các nước có chế độ đa đảng. Thậm chí có nước có vua, có nước có Thủ tướng, có nước không có Thủ tướng, có nước có Tổng thống lại có cả Thủ tướng. Mỗi nước có một mô hình tổ chức khác nhau và tôi rất tôn trọng. Tôi nghĩ cũng không nhất thiết là kinh tế thị trường thì phải đa đảng. Chúng tôi nói là ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan cần phải có chế độ đa đảng. Ít nhất là cho đến bây giờ”.

Đúng vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã là đảng của dân tộc, đồng hành cùng lợi ích đại đa số nhân dân Việt Nam, đã lãnh đạo và giữ đất nước phát triển “chưa bao giờ dân tộc có được cơ đồ như hiện nay”, hà cớ gì chúng ta không giữ gìn và trân trọng thành quả đã có đó.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *