Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
29745

Tự do tôn giáo ở Việt Nam – Bài 4: Xu hướng đoàn kết của các tôn giáo tại Việt Nam!

Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động ngày càng ổn định, tuân thủ pháp luật; xu hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là chủ yếu

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều tổ chức tôn giáo, có tôn giáo chỉ có một tổ chức giáo hội như: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, nhưng cũng có tôn giáo có nhiều tổ chức giáo hội độc lập như Cao Đài (trên một chục tổ chức), Tin lành (13 tổ chức được công nhận)… Hầu hết các tổ chức, giáo hợp pháp ở Việt Nam đều xây dựng đường hướng hoạt động tiến bộ, tuân the pháp luật và gắn bó, đồng hành với dân tộc. Kế thừa truyền thông “hộ quốc, an dân”, từ khi thành lập năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn xác định đường hướng hoạt động là “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Công giáo Việt Nam xác định đường hướng mới ngay từ khi thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam (năm 1980) qua Thư chung nổi tiếng năm 1980: “Sông Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Từ năm 1995 đến năm 2000, các Hội thánh Cao Đài được công nhận tư cách pháp nhân đều xác định đường hướng “Nước vinh, Đạo sáng. Với Phật giáo Hòa Hảo, ngay từ khi được công nhận Ban Đại diện năm 1999 và sau đó là Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (năm 2004) đã xác định “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”. Các Hội thánh Tin lành khi được công nhận đều xác định “Sống Phúc âm, Phụng sự Thiên chúa, Phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” hoặc “Sống theo lời Chúa, phục vụ tha nhân, phục vụ Tổ quốc”, hoặc “Trung tín thờ phượng Đức Chúa Trời ba ngôi theo đúng mẫu mực Kinh Thánh và trung thành với Tổ quốc Việt Nam”. Cùng với các tổ chức Tin lành, các tổ chức tôn giáo khác khi được công nhận về tổ chức cũng đều xác định đường hướng hành đạo tiến bộ, như của Tứ Ân Hiếu Nghĩa là “Hành Tứ Ân – Sống Hiếu nghĩa – vì đại đoàn kết toàn dân tộc”; của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam là “Tu học, hành thiện, ích nước, lợi dân”; của Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh là “Sống tốt đạo, đẹp đời, phát huy truyền thống Hồi – đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”…

Như vậy, nét nổi bật của đường hướng hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế được thể hiện trên ba khía cạnh: Một là, hoạt động tôn giáo thuần túy theo đúng giáo lý, giáo luật, lễ nghị truyền thống; Hai là, hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng đất nước; Ba là, hoạt động tôn giáo tuân thủ quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Đường hướng hoạt động tiến bộ của các tôn giáo ở Việt Nam là sự phản ánh kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và xã hội, sự tương đồng giữa tôn giáo và cách mang Việc hình thành đường hướng tiến bộ của các tôn giáo ở Việt Nam còn dưa trên truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc của người Việt Nam. Đây chính là những nét đặc trưng nổi bật của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; thể hiện sự nỗ lực của chức sắc, tín đồ các tôn giáo, nhất là sự bứt phá và gạt bỏ những vướng mắc, thành kiến, thậm chí là những nghi kỵ do lịch sử để lại. Tất cả là để hướng đến mục đích chung đã được xác định “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng. dân chủ và văn minh”. Sau khi xác định đường hướng hoạt động, các tổ chức tôn giáo đều động viên chức sắc, tín đồ nỗ lực hoạt động và trên thực tế đã thực hiện tốt các mặt về tôn giáo và xã hội, đóng góp tích cực và hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *