Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19710

Tổng Giám mục Desmond Tutu -Người luôn tìm kiếm sự công bằng và lẽ phải Kỳ 3: Đấu tranh không ngừng nghỉ

Tổng Giám mục Desmond Tutu, người giúp lãnh đạo phong trào chấm dứt chế độ thống trị tàn bạo của người thiểu số da trắng ở Nam Phi, đã qua đời ở tuổi 90. “Trái tim của ông ấy đủ tốt để tìm kiếm sự hòa giải chứ không phải trả thù, để từ chối ma quỷ và nắm lấy khả năng kỳ lạ mang lại điều tốt nhất cho người khác. Ai trong chúng ta cũng xúc động trước món quà của cuộc sống mà ông ấy truyền lại”, cựu Tổng thống Bill Clinton xúc động nói

Hãng AP cho hay, khi Tổng Giám mục Desmond Tutu nổi lên vào những năm 1970, những người bảo thủ da trắng ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc đã coi thường ông. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do da trắng coi ông là quá cấp tiến; nhiều người da đen cực đoan cáo buộc ông là người quá ôn hòa và tập trung vào việc nuôi dưỡng thiện chí của người da trắng… Tháng 5-1976, Tổng Giám mục Desmond Tuti đã gửi thư tới Thủ tướng Nam Phi, cảnh báo về tình trạng bất ổn. Một tháng sau Soweto bùng nổ bạo lực. Hơn 600 người chết trong cuộc nổi dậy. “Khi chúng tôi được bổ nhiệm, chúng tôi luôn cố gắng bắt đầu bằng cách đưa ra một tuyên bố chính trị. Đó không phải là một kế hoạch. Ngay từ khi còn nhỏ, ông ấy đã được truyền cảm hứng bởi Trevor Huddleston, một linh mục và nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sớm làm việc tại một khu ổ chuột ở Johannesburg vào những năm 1950. Bằng cách dấn thân vào con đường này, ông ấy đã truyền cảm hứng cho hàng nghìn người đồng hương của mình – và hơn thế nữa trên khắp thế giới. Tutu tin rằng mình không có lựa chọn nào khác, ngay cả khi con đường đi có nhiều sỏi đá”, linh mục Robert V. Taylor, một người bạn của Tổng Giám mục nói trên đài CNN năm 2011.

Khi Chính phủ Nam Phi ngày càng áp bức, giam giữ người da đen, thiết lập luật lệ khó hiểu, Tổng Giám mục Desmond Tutu ngày càng trở nên thẳng thắn. Cựu thành viên Ủy ban Sự thật và Hòa giải Alex Boraine kể với CNN: “Ông ấy bỗng chốc trở thành một trong những người bị ghét nhất, đặc biệt là với người Nam Phi da trắng, vì lập trường mà ông ấy đưa ra”. Chikane, một đồng nghiệp khác của Desmond Tutu trong Hội đồng Giáo hội Nam Phi nói thêm: “Quyền lực đạo đức của ông ấy (vừa là vũ khí vừa là chiếc khiên) cho phép ông ấy đối đầu với những kẻ áp bức mình. Với bộ lễ phục đỏ tươi của mình,Tutu đã tạo nên một hình tượng đặc biệt khi ông thuyết giảng và tuyên bố “mảnh đất này, được thiên nhiên ban tặng về nhiều mặt, thật đáng buồn là thiếu công bằng”.

Từ năm 1985 đến năm 1986, Desmond Tutu là Giám mục của Johannesburg và sau đó là Tổng giám mục của Cape Town từ năm 1986 đến năm 1996. Ông là người châu Phi da đen đầu tiên giữ cả hai chức vụ này. Về mặt thần học, ông thường tìm cách kết hợp các ý tưởng từ thần học da đen với thần học châu Phi. Trên những cương vị này, Desmond Tutu thường nhấn mạnh mô hình lãnh đạo xây dựng sự đồng thuận và giám sát việc giới thiệu các nữ linh mục. Cũng trong năm 1986, ông trở thành Chủ tịch của Hội nghị các nhà thờ toàn châu Phi, dẫn đến các chuyến tham quan xa hơn đến lục địa này. Hai năm sau, Desmond Tutu bị bắt khi đang đưa đơn chống phân biệt chủng tộc lên Quốc hội Nam Phi. Nhưng tình hình đang thay đổi. Năm tiếp theo, ông dẫn đầu cuộc tuần hành 20.000 người ở Cape Town. Cũng trong năm 1989, Tổng thống mới của Nam Phi F.W.de Klerk, bắt đầu nới lỏng luật phân biệt chủng tộc. Ngày 11-2-1990, khi Nelson Mandela được ra tù, hai người đã dẫn đầu các cuộc đàm phán để chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc và giới thiệu nền dân chủ đa chủng tộc. Khi đó, Tổng Giám mục Desmond Tutu đóng vai trò như một người hòa giải giữa các phe phái đối địch. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1994 dẫn đến một chính phủ liên minh do ông Nelson Mandela đứng đầu, Tổng Giám mục Desmond Tutu được bầu chọn là Chủ tịch Ủy ban sự thật và hòa giải để điều tra các vụ vi phạm nhân quyền trong quá khứ của cả các nhóm ủng hộ và chống phân biệt chủng tộc. “Tôi không nghi ngờ rằng cuối cùng tốt, đúng, công lý sẽ thắng thế”, ông từng tâm sự.

Cuối những năm 1990, Desmond Tutu quay lại với công việc giảng dạy, trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Emory ở Atlanta trong hai năm và sau đó giảng dạy tại Trường Thần học Episcopal ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ). Ông đã xuất bản một số ít sách, bao gồm “Không có tương lai nếu không có sự tha thứ” (1999), “Chúa không phải là một Cơ đốc nhân” (2011) và một cuốn sách dành cho trẻ em, “Desmond and the Very Mean Word” (2012). Ông nghỉ hưu từ năm 2010 nhưng không ngại tham gia các sự kiện, vấn đề lớn của thế giới. Năm 2014, ông kêu gọi tẩy chay Israel và nói rằng cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nên “trả lời” tại Tòa án Hình sự quốc tế về những hành động của họ xung quanh cuộc chiến Iraq…

Tuy hoạt động chính trị và phải trải qua rất nhiều chông gai trong cuộc sống nhưng Desmond Tutu luôn lạc quan, thường trực nụ cười và nổi tiếng nhờ khiếu hài hước. Khi đến thăm “The Daily Show” vào năm 2004, ông đã cười như nắc nẻ trước những câu chuyện của Jon Stewart. Khi trả lời phỏng vấn Krista Tippett trên chương trình “On Being” vào năm 2014, ông còn chọc cả người dẫn chương trình khi chê bai cô vì không đưa cho ông món xoài khô – món mà ông yêu thích và cô ấy đã mang theo. Rồi khi mọi người khen ngợi về sự nổi tiếng của mình, ông chỉ khiêm tốn nói: “Cái gì là đại nhân. Tôi chỉ biết rằng tôi đã có những cơ hội đáng kinh ngạc, không thể tin được… Khi bạn nổi bật trong một đám đông, điều đó luôn luôn là bởi vì bạn đang được gánh vác trên vai của người khác. Họ cứ nói về tôi vì tôi có chiếc mũi to thế này và một cái tên dễ nghe này, Tutu”. Về đời sống riêng tư, Tổng Giám mục Desmond Tutu kết hôn với Nomalizo Leah Shenxane vào năm 1955 và có 4 người con: Trevor, Theresa, Naomi và Mpho.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *