Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49975

Không thể có tự do tôn giáo tuyệt đối

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, cụ thể như sau: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Đâu là sự thật về vụ “cướp xe ba gác của các sư Khmer Krom”

Trên mạng xã hội thời gian gần đây xuất hiện, lan truyền những đoạn video clip liên quan đến việc Công an huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) lập biên bản một vụ vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong các đoạn video clip nói trên xuất hiện một số tu sĩ, phật tử có hành vi ngăn cản, la lối, livestream có lời lẽ mang tính chất kích động, xuyên tạc lực lượng chức năng đang thi hành công vụ…

Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Tam Bình đang tuần tra đảm bảo an toàn giao thông trên Tỉnh lộ 904, khi đến đoạn đường thuộc ấp Đại Thọ (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) thì phát hiện xe ba gác (phương tiện dùng chuyên chở hàng hóa) đang chở người lưu thông trên đường nên ra hiệu dừng. Tiến hành kiểm tra giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe đối với chủ phương tiện (tài xế xe ba gác), nhưng tài xế (ông Châu Ruônl) không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy tờ xe có liên quan (đăng kiểm, đăng ký…).

Đại Lễ Phật đản

Căn cứ vào điểm b, khoản 3, điều 6; điểm b, khoản 2, điều 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019; điểm b, khoản 7, điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 11, điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lực lượng chức năng huyện Tam Bình đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện của ông Châu Ruônl theo đúng quy định pháp luật.

Lợi dụng vấn đề trên, một vài trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài đã dẫn viện, quy chụp, cho rằng “Chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, ngăn cản tu sĩ đi khất thực”…Đây là một sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn của bọn phản động, chống đối trong và ngoài nước nhằm bôi nhọ uy tín của chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.

Tôn giáo không thể đứng trên pháp luật

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa – thể thao và ngành nghề. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu; Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).

Trên thực tế, thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách đối với tín ngưỡng, trong đó Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định, văn bản thi hành rất kịp thời, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Đáng chú ý, những năm qua đã có nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công tại Việt Nam, như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesar; Kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành…Những sự kiện này được các nước trong khu vực và trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, cụ thể như sau: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Tôn giáo ở Việt Nam phải luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, xây dựng đường hướng hoạt động tiến bộ theo tinh thần: Gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, ủng hộ và tích cực tham gia góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Không thể có tự do tôn giáo tuyệt đối. Các tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật và điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 3, Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới.Những người theo tôn giáo nói chung, của người tu sĩ, phật tử nói riêng, phải thực hiện những lời răn dạy của Đức Phật, Chúa và các đấng tối cao là phải thực hiện và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Không ai được phép lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những đối tượng lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân cần phải được nghiêm trị, xử lý. Tôn giáo không thể đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật; là tu sĩ, phật tử trước hết là công dân Việt Nam thì đều bình đẳng trước pháp luật, khi phạm vào các tội được quy định trong pháp luật, thì dù công dân đó có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, theo tôn giáo nào đi nữa cũng đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng. Tự do tôn giáo không đồng nghĩa, nên không thể nhầm lẫn với những hoạt động mà đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam không có chuyện chính quyền đàn áp, hay ngăn cản hoạt động tôn giáo chân chính, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam mới bị xử lý mà thôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *