Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
42962

Chính phủ tương lai của Đức sẽ có hình thái gì?

“Sau khi có những cuộc đàm phán kéo dài, hai bên này sẽ hợp tác để đưa Olaf Scholz (SPD) hoặc – ít khả năng hơn – Armin Laschet (CDU/CSU) vào văn phòng Thủ tướng. Giả sử SPD đồng ý một thỏa thuận với đảng Xanh và FDP, đảng Xanh có thể tiến cử Ngoại trưởng  như họ đã làm với Joschka Fischer trong liên minh trước đây với SPD, còn FDP thì tìm kiếm vị trí ở Bộ Tài chính”, chuyên gia người Đức Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nhận định.

Ông Olaf Scholz ứng viên tiềm năng cho vị trí Thủ tướng của SPD

Cuộc đua đàm phán liên minh

Ngày 27/9, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã thắng cử trong gang tấc trước Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) khi giành được 25,7% số phiếu bầu tại 299 điểm bầu cử. CDU/CSU chỉ chiếm 24,1% – con số thấp kỷ lục trong gần 20 năm qua trong khi, đảng Xanh được 14,8%, kết quả cao nhất trong lịch sử và trở thành chính đảng mạnh thứ 3 ở Đức. Đảng Dân chủ tự do (FDP) được 11,5%, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) được 10,3% và đảng Cánh tả 4,9%.

Hãng DW đưa tin, từ sáng 27/9, các thành viên SPD đã bắt đầu quá trình nỗ lực thành lập chính phủ mới của mình bằng các cuộc gặp với mục tiêu đạt được thoả thuận trước lễ Giáng sinh. Còn đảng Xanh và FDP thì tuyên bố, họ sẽ nói chuyện với nhau để tìm ra các lĩnh vực thỏa hiệp trước khi bắt đầu đàm phán với SPD và CDU.

Tuy nhiên, theo truyền thống, lãnh đạo của đảng giành chiến thắng sẽ “nổ phát súng đầu tiên” trong việc cố gắng thành lập chính phủ liên minh. Chuyên gia người Đức Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg cho rằng SPD và FDP ủng hộ doanh nghiệp sẽ quyết định hình dạng của chính phủ tiếp theo. “Sau khi có những cuộc đàm phán kéo dài, hai bên này sẽ hợp tác để đưa Olaf Scholz (SPD) hoặc – ít khả năng hơn – Armin Laschet (CDU/CSU) vào văn phòng Thủ tướng. Giả sử SPD đồng ý một thỏa thuận với đảng Xanh và FDP, đảng Xanh có thể tiến cử Ngoại trưởng  như họ đã làm với Joschka Fischer trong liên minh trước đây với SPD, còn FDP thì tìm kiếm vị trí ở Bộ Tài chính. Về chính sách kinh tế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rất mong muốn xây dựng một chính sách tài khóa chung của châu Âu, mà đảng Xanh ủng hộ nhưng CDU/CSU và FDP bác bỏ. Đảng Xanh cũng muốn “một cuộc tấn công mở rộng lớn cho năng lượng tái tạo”, ông Holger Schmieding dự đoán.

Nhưng quá trình này cũng phải mất tới vài tháng và điều đó có nghĩa, nếu nhanh thì chính phủ mới ở Đức có thể được hình thành và ra mắt vào đầu năm 2022. Được biết, hồi tháng 9/2017, dù giành được chiến thắng song CDU/CSU vẫn phải mất tới 5 tháng để thành lập một chính phủ liên minh.

Sự cứng rắn của ứng viên Thủ tướng

Giới quan sát nhận định, với chiến thắng của SDP, ông Olaf Scholz nhiều khả năng trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Đức. Bản thân chính trị gia 63 tuổi này cũng khá tự tin về khả năng thành lập chính phủ liên minh của mình. Ông Olaf Scholz từng là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ liên minh cầm quyền của bà Angela Merkel kể từ năm 2018. Vì thế, ông được đánh giá là có khả năng tốt trong việc điều hướng phản ứng kinh tế của Đức đối với đại dịch COVID-19.

Khi được chọn làm ứng cử viên Thủ tướng của SPD, Olaf Scholz từng nói ông và ban lãnh đạo đảng đã làm việc một cách chặt chẽ và hài hòa. Ông ý biết đối phó với khủng hoảng, biết cách đứng dậy, tiếp tục không nản lòng, không bao giờ nghi ngờ bản thân và sự tự tin không thể lay chuyển.

Trong sự nghiệp chính trị kéo dài hàng thập kỷ, Olaf Scholz đã trải qua nhiều thăng trầm và những lần khủng hoảng  như vụ bê bối thuế Cum-Ex và vụ gian lận Wirecard. Còn trong đại dịch COVID-19, Olaf Scholz với tư cách là Bộ trưởng Tài chính đã đứng ra ủng hộ việc chính phủ viện trợ hàng tỷ Euro. Phương châm của Olaf Scholz là nước Đức có thể đương đầu với khủng hoảng về mặt tài chính. Đến năm 2022, Đức sẽ gánh khoản nợ mới trị giá 400 tỷ Euro và ông đã hứa trong chiến dịch tranh cử rằng nước Đức có thể thoát nợ.

“Thực dụng nhưng hướng tới tương lai” là cách ông vẫn thể hiện. Trong chính sách đối ngoại, Olaf Scholz giữ quan điểm phải có sự liên tục. Tức là, nếu dưới sự lãnh đạo của ông, nước Đức sẽ làm việc cho một “châu Âu mạnh mẽ, có chủ quyền”, nói “bằng một tiếng nói”, “bởi vì nếu không, chúng tôi sẽ không đóng vai trò gì” (Olaf Scholz nói, đặc biệt coi hợp tác với Mỹ và NATO là nguyên tắc cơ bản).

Một điểm đáng chú ý nữa là các nhà quan sát đều cho rằng, phong cách chính trị của Olaf Scholz không khác với bà Angela Merkel mà ngược lại, hai người giống nhau về nhiều mặt. Phó Giám đốc văn phòng GMF tại Berlin (Đức), Sudha David-Wilp lại nhận định, chủ nghĩa trung tâm là một đặc điểm khác mà Olaf Scholz có cùng quan điểm với bà Angela Merkel. “Bà ấy luôn được điều hành từ trung tâm và tôi nghĩ ông ấy cũng sẽ cố gắng làm điều đó nếu trở thành Thủ tướng. Nhưng tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào những gì các bên liên minh yêu cầu”, Sudha David-Wilp nói.

Cũng theo các nhà phân tích này, chính trị gia lâu năm của SPD sinh ra ở Tây Đức và đây là chi tiết khiến ông khác biệt với bà Angela Merkel, người lớn lên ở Đông Đức. Olaf Scholz từng là Bộ trưởng Lao động và Xã hội trong chính phủ liên minh đầu tiên của bà Angela Merkel vào cuối những năm 2000. Năm 2011, ông được bầu làm Thị trưởng Hamburg, một vị trí mà ông nắm giữ với tỷ lệ ủng hộ cao  cho đến năm 2018. Kể từ đó đến nay, ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ liên minh – một vị trí quyền lực trong nền chính trị quốc gia Đức. “Ông ấy là cánh tay phải của bà Angela Merkel khi lãnh đạo đất nước trong 4 năm qua … Ông ấy đóng vai trò thứ hai sau Thủ tướng và có quyền lực to lớn trong chính phủ Đức cũng như cả ở châu Âu vì là đại diện cho Đức khi nói đến các chính sách của khu vực”, Sudha David-Wilp khẳng định.

Sông Thương

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *