Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
11236

Bảo đảo quyền tiếp cận y tế, giáo dục  

Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân trên khắp thế giới, buộc các quốc gia ph quốc gia tiêu cực chưa từng có tiền lệ lêbảo đảm cho các hoạt động được ti hoạt đ thay vì ngừng trệ do giãn cách, phong tỏa. Trong bối cảnh đó, việc bảo đảm quyhng bối cảnh trên không gian mạng đặt ra những yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết khi các quốc gia đẩy mạnh ứng dụng mạng Internet trong mọi lĩnh vực đời sống để thích ứng với tình trạng bình thường mới. Với 64 triệu người (khoảng 67% dân số) kết nối mạng trực tuyến, đứng thứ 12 thế giới, Việt Nam đã và đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người trên không gian mạng trong dịch bệnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đã khẩn trương xây dựng, ra mắt nhiều sản phẩm ứng dụng mang tính thực tiễn, kịp thời cao. 02 ứng dụng mang tính đột phát trong việc sử dụng công nghệ thông tin để phòng chống dịch là NCOVI dành cho người dân Việt Nam và dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam và Bluezone truy vết tiếp xúc trong cộng đồng. Các ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng. Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đều ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Các thông tin mà người dân cung cấp trên hai ứng dụng sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ mục đích duy nhất là giúp nhân dân chống dịch, được bảo đảm an toàn thông tin và bí mật cá nhân. 

Bộ TT&TT, Bộ Y tế và các công ty công nghệ đã nhanh chóng phát triển và vận hành các nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh từ xa theo quy định của Bộ Y tế. Sự ra đời của nền tảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế, giúp các bệnh viện nhanh chóng thiết lập kênh hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh cho người dân, giảm chi phí, giúp hàng ngàn bệnh viện và cơ sở y tế triển khai đồng loạt hệ thống khám chữa bệnh từ xa.

Với phương châm “học sinh không đến trường nhưng việc học không gián đoạn” của Bộ GD-ĐT, ngành TT&TT đã có những cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục trong giai đoạn chống dịch COVID-19 như: miễn phí nền tảng dạy học từ xa, cước, phát sóng miễn phí toàn bộ bài giảng lên truyền hình phục vụ học sinh trong cả nước. 43.000 trường học với 25 triệu giáo viên được miễn phí data truy cập hệ thống học trực tuyến; 14 kênh truyền hình phát sóng các bài giảng giáo dục phổ thông; 92/240 trường đại học áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; kho bài giảng E-learning của Bộ GD-ĐT với 5.000 bài giảng giáo dục phổ thông được khai thác, sử dụng miễn phí. Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một máy điện thoại thông minh kết nối 4G/5G.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, giá trị của gói hỗ trợ này lên tới hàng ngàn tỷ đồng/tháng. Thời gian tới, Bộ TT&TT và Bộ GD-ĐT tiếp tục hợp tác đưa ra các tiêu chuẩn về dạy học từ xa, công nghệ thông tin và an toàn thông tin nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động giáo dục từ xa, tính mở của các nền tảng, tính kết nối liên thông với các lĩnh vực khác, bảo đảm không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu cá nhân.

Thu Hường

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *