Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
10716

Việt Nam hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư chuyển hướng sản xuất

Đây là khẳng định của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 15-9. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch do COVID-19 gây ra và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, nhận định: “Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh”.

Mang tên “Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020”, ấn bản kinh tế thường niên hàng đầu của ADB, cho biết, nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang tiếp diễn từ Trung Quốc sang Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và việc thực thi hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Tăng trưởng thấp sẽ kìm giữ lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021.Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, những nguy cơ lớn vẫn còn. đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau. Báo cáo cũng nhận định những mối đe dọa khác là căng thẳng thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài.

Được biết, hồi tháng 8, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng công bố kết quả khảo sát cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp nước này mở rộng hoạt động kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á, cũng như giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc do tình trạng leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Thậm chí, 41% các doanh nghiệp Nhật Bản còn trả lời đang cân nhắc mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 3 năm tới, tăng 5,5% so với 1 năm trước đó. Cũng theo JETRO, 36,3% các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có quan điểm tương tự với thị trường Thái Lan, tăng 1,5%, trong khi tỷ lệ ở Trung Quốc là 48,1%, giảm 7,3% so với một năm trước.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *