Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21429

Vấn đề hạn chế quyền con người trong không gian mạng ở Việt Nam

Vấn đề hạn chế quyền con người trong không gian mạng ở Việt Nam

Khái niệm không gian mạng

Có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về không gian mạng hay còn gọi là không gian ảo (từ tiếng Anh là cyberspace). Đây là môi trường nhân tạo, con người không trực tiếp gặp nhau, nhưng lại có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau qua một hệ thống mạng, được kết nối toàn cầu – mạng toàn cầu, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, giữa các vùng, khu vực và toàn cầu. quyền con người trong không gian mạng.

Thuật ngữ “cyberspace” đã xuất hiện từ lâu đời, nhưng ban đầu được hiểu, sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng sau này lại được sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn… để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử – viễn thông mang tính chất toàn cầu.

Trong một cách tiếp cận khác.

Cụ thể hơn Khoản 3, Điều 1 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.

Không gian mạng hiện nay được sử dụng phổ biến và bắt đầu phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ trước, “khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 3. quyền con người trong không gian mạng.

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu khái niệm không gian mạng cho thấy rất gần với khái niệm môi trường mạng

Khoản 3, Điều 4, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 giải thích: “Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin”.

Khoản 4, Điều 4, Luật Công nghệ thông tin cũng giải thích: “Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”.

Khoản 5, Điều 2 Luật An ninh mạng quy định: Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia,

Bao gồm:

        • a
        ) Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng.
      1. b) Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng.
    1. c) Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Vấn đề hạn chế quyền con người trong không gian mạng ở Việt Nam
Vấn đề hạn chế quyền con người trong không gian mạng ở Việt Nam

Vấn đề hạn chế quyền con người theo luật pháp quốc tế là vấn đề bức thiết.

Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;

    1. d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực – ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo. quyền con người trong không gian mạng

Như vậy, không gian mạng hay môi trường mạng, có thể khác nhau về ngữ nghĩa, nhưng về bản chất không khác nhau vì đều là không gian ảo, nơi con người có thể liên lạc, kết nối, trao đổi, giao tiếp được với nhau. Sự phát triển không gian mạng/môi trường mạng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng thông tin ở mỗi quốc gia.

Hiện nay ở Việt Nam và thế giới nói chung, không gian mạng rất rộng lớn, hệ thống các mạng đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam bao gồm cả các trình duyệt web (Google, Chrome, Mozilla Firefox , Opera, Safari…); các trang web tin tức (VnExpress, Yahoo! Tin tức, Zing news, VTC New…); các mạng xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn…); các tìm kiếm, tra cứu (Google map, Bing, Google Docs…); các tiện ích (chuyển tiền, việc làm, email, thiệp điện tử…); các trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí..

Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và việc hạn chế quyền và tự do dân chủ của cá nhân, công dân trên không gian mạng

2.1 Sử dụng, bảo vệ và thực hiện quyền và tự do trên không gian mạng

Môi trường mạng là không gian rộng lớn, cá nhân, công dân và bất kỳ cơ quan tổ chức đều có thể tự do bày tỏ quan điểm chứng kiến, kết nối trao đổi với nhau. Đó là quyền tự do của cá nhân – quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin (tự do tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin) trên môi trường mạng. Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ.

Điều 11, Luật Báo chí năm 2016 quy định quyền tự do ngôn luận trên báo chí.

như vậy có nghĩa là tự do ngôn luận không chỉ báo giấy, báo hình mà trên báo chí điện tử (không gian mạng). Các quyền này của công dân bao gồm: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

Tương tự quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân trên không gian mạng, công dân có quyền tiếp cận thông tin từ chính môi trường mạng. Luật Tiếp cận thông tin quy định, quyền của công dân được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin. Luật An ninh mạng quy định một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là “bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng” (Khoản 3, Điều 4, Luật An ninh mạng)

Như vậy, với hành lang pháp lý hiện nay, cá nhân, công dân có quyền tự do được sử dụng không gian mạng vì lợi ích cá nhân; có quyền được bảo vệ các quyền và tự do của mình từ phía các cơ quan công quyền và chủ động tự thực hiện/thực hành quyền tự do cá nhân trên không gian mạng.

Luật an ninh mạng góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng

2.2 Nguyên tắc hạn chế thực hiện quyền tự do cá nhân trên không gian mạng

Phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống. Điều này có nghĩa là khi sử dụng và thực hiện quyền và tự do cá nhân không được ảnh hưởng/xâm phạm an ninh quốc gia; trật tự công cộng, đạo đức xã hội; quyền và tự do của người khác. Vấn đề này theo chuẩn mực quốc tế được gọi là hạn chế quyền con người.

Vậy tại sao lại phải có hạn chế? hạn chế này là để bảo đảm vì lợi ích chung của xã hội, vì lợi ích cộng đồng trong một xã hội dân chủ; vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, vì quyền và tự do của người khác.

Cụ thể hóa nguyên tắc hạn chế thực hiện quyền và tự do cá nhân, Luật An ninh mạng và các luật khác có liên quan khác đã quy định bằng các hành vi bị nghiêm cấm. quyền con người trong không gian mạng

2.3 Các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng (Điều 8 Luật An ninh mạng)

Luật an ninh mạng quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Nhóm hành vi thứ nhất: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này gồm:

– Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gồm: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng (quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật An ninh mạng); Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán; Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

– Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

– Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

– Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Nhóm hành vi thứ hai:

Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Nhóm hành vi thứ ba:

Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

Nhóm hành vi thứ bốn:

Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Nhóm hành vi thứ năm:

Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

Nhóm hành vi thứ sáu:

Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

nhanquyenvn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *