Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
44054

Trước việc Kabul thất thủ, người Mỹ nhớ gì về chính quyền VNCH?

 

Trong mấy ngày qua, chứng kiến diễn biến đang diễn ra ở Afghanistan, nhiều bình phẩm đến từ dân mạng, truyền thông Việt Nam và thế giới, kiểu như: “Kabul chưa đánh đã hàng, có giống chiến tranh Việt Nam”, “Sài Gòn tháng tư, Kabul tháng tám”, “Việc Mỹ rút quân có để lại cho Afghanistan một ngày 30/4?”… Có thể thấy cả dư luận “lề trái” lẫn báo chí phương Tây đều đang tích cực so sánh sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan hiện nay với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn 46 năm trước.

 

Sự liên tưởng này xuất phát từ nhiều tương đồng giữa hai sự kiện.

Trong cả hai trường hợp, một đội quân đông đảo được Mỹ trang bị tận răng đã đánh thua một đội quân trang bị sơ sài và phải tiến hành chiến tranh du kích.

Trong cả hai trường hợp, việc nước Mỹ ký hiệp ước hòa bình với đối phương đã mở đầu chuỗi sụp đổ của chế độ được Mỹ tài trợ, và khiến Mỹ được coi là “bỏ rơi đồng minh”. Và khi sự sụp đổ diễn ra, người ta phải nhìn lại cả tính chính đáng của cả cuộc chiến lẫn tính chính đáng của cái chính quyền do Mỹ dựng lên.

Vậy trước tình cảnh chính quyền Kabul sụp đổ, chính giới và báo giới phương Tây đang hồi tưởng thế nào về chính quyền Sài Gòn? Tiếc thay, họ không hề vẽ ra một bức tranh màu hồng, như những gì giới chống Cộng cờ vàng ngày nay thường mô tả. Bình luận về “tình cảnh” này, blog Loa Phường đã đưa ra một vài ý kiến bình phẩm từ cựu binh Mỹ và học giả Mỹ mới đây cùng bình luận về chính quyền VNCH, xin trích:

Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Hagel, người từng tham chiến tại Việt Nam từ năm 1967 tới năm 1968, gần đây nhận xét:

“Tôi đã tham gia một trong những cuộc chiến đó ở Việt Nam. Chúng tôi đã ở lại đó quá lâu. Và chúng tôi đã ở lại Afghanistan quá lâu. Chúng ta chỉ làm hộ mọi thứ, tiếp quản cơ cấu kinh tế của họ, an ninh và quân sự của họ.”

Trong chiều hướng tương tự, Andrew Wiest, tác giả cuốn sách “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN”, viết rằng:

“Đến năm 1960, Hoa Kỳ quan tâm thành lập một quân đội Nam Việt Nam là một bản sao nhỏ hơn của chính họ – một quân đội dựa trên việc sử dụng hỏa lực lớn và nguồn cung cấp vô tận. Nói tóm lại, đó sẽ là quân đội của một quốc gia giàu có.

Đó là giải pháp đơn giản và tức thời cho mối đe dọa mà hầu hết người Mỹ đánh giá thấp. Kết quả là Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã chiến thắng trong các trận chiến nhờ sức mạnh của hỏa lực khổng lồ do Hoa Kỳ cung cấp. Nhưng họ không bao giờ liên kết đủ chặt chẽ với dân tộc hay quốc gia của mình, và không bền vững.

Đó là kết quả của việc Hoa Kỳ không tập trung vào việc tạo ra sự bền vững ở miền Nam Việt Nam. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tập trung hạn chế vào thành công ngay lập tức trên chiến trường

Bài học của Việt Nam – và Afghanistan – là Hoa Kỳ không thể giành chiến thắng giùm các quốc gia có chính phủ yếu kém, phải chống chọi với bất ổn bên trong và các mối đe dọa từ bên ngoài.”

Tóm lại, trong hồi ức của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa là một chế độ yếu kém, thiếu tính dân tộc, và hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài. Nó không khác gì một công cụ mà người Mỹ lập ra ở Việt Nam để cai trị người Việt. Thay vì tiếp tục mô tả VNCH như một chế độ kiểu mẫu mà Việt Nam tương lai nên bắt chước, giới chống Cộng hải ngoại nên nhìn thẳng vào thực tế này. Và họ cũng nên hiểu rằng trong mắt phương Tây, lệ thuộc vào Mỹ và đánh thuê cho Mỹ là một nỗi nhục, chứ không phải là một niềm tự hào như lâu nay họ vẫn tưởng.

Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *