Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36868

Báo chí Đức: Sự thất bại của phương Tây ở Afghanistan!

 Ngày 09-08-2021, tờ Thế Giới Trẻ (Junge Welt) của Đức đã đăng bài báo “Sự thất bại của phương Tây- Sự tiến tới của Taliban” do nhà báo Đức Jörg Kronauer viết từ góc độ nhà báo phương Tây, được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch.
Bài báo thừa nhận, chiến tranh với Taliban là một đòn cay đắng: Kunduz, không chỉ lớn nhất cho đến nay, mà còn là một tỉnh lỵ quan trọng chiến lược của Afghanistan đã rơi vào tay Taliban hôm Chủ nhật. Trong khi cuộc chiến khiến ngày càng có nhiều người chết, gây ra thiệt hại to lớn về vật chất và khiến vô số người phải bỏ chạy và thậm chí còn rơi vào tình trạng khốn khổ hơn, thì giờ đây, Taliban không chỉ kiểm soát thành phố, nơi được coi là trung tâm phía đông bắc Afghanistan. Thành phố này nằm ở giao điểm của những con đường quan trọng đến Kabul và Mazar-i-Sharif, và cũng là một điểm dừng quan trọng trên các tuyến đường buôn lậu thuốc phiện và heroin.
Sau khi các chiến binh thánh chiến chiếm một phần đáng kể doanh thu hải quan của Afghanistan với hàng loạt cửa khẩu biên giới, giờ đây họ cũng đã tăng cường khả năng tiếp cận với hoạt động kinh doanh ma túy: Ngoài các cuộc chinh phạt quân sự, họ cũng đưa đến gần hơn khả năng về các nguồn tài chính của Afghanistan để cai trị đất nước.
Và sau đó? Những người ở Afghanistan không cam chịu với những kẻ phản động cực đoan có thể sẽ phải đối mặt với những thời điểm thảm khốc: Trong 20 năm bị chiếm đóng, trong đó một thế hệ hoàn toàn mới đã lớn lên, phương Tây đã không thể đặt bất kỳ nền tảng ổn định nửa chừng nào để phát triển tiến bộ hơn – bằng chứng thêm về sự thất bại hoàn toàn trong chính sách chiến tranh của họ. Đối với bên trong là khía cạnh bên ngoài: Những biến động nào đang xảy ra đối với khu vực xung quanh Afghanistan? Cho đến nay rõ ràng là phương Tây cũng đã thất bại ở đó. Trong những năm đầu tiên chiếm đóng, quân đội Hoa Kỳ cũng hoạt động từ các căn cứ quân sự ở Uzbekistan và Kyrgyzstan; Quân đội Đức đã sử dụng căn cứ ở Termiz của Uzbekistan trong nhiều năm. Đó là lịch sử. Quân đội Nga và Uzbekistan hiện đang diễn tập chung ở Termiz. Từ căn cứ của mình ở Kyrgyzstan, Quân đội Nga đã xuất phát để tham gia các cuộc tập trận chung ở Tajikistan. Phòng thủ bên ngoài chống lại Taliban không còn nằm trong tay phương Tây mà nằm trong tay Nga.
Và Trung Quốc? Bắc Kinh đã đàm phán với Taliban từ nhiều năm nay. Không có gì cho thấy rằng sẽ có lặp lại sai lầm của phương Tây và sử dụng sự rút lui của mình để can thiệp sâu vào đó. Theo quan điểm của Trung Quốc, ổn định – hoặc ít nhất là một trạng thái tương đối gần với điều này – sẽ là mục tiêu cấp bách nhất. Một mặt, để ngăn chặn các cuộc tấn công của các phần tử thánh chiến ở Tân Cương, giáp ranh với đông bắc Afghanistan, và mặt khác, nhằm hướng tới “Con đường Tơ lụa Mới”, có các tuyến đường dẫn qua Trung Á và Pakistan. Nếu Matxcơva và Bắc Kinh thành công trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của họ xung quanh Afghanistan, có thể ngăn chặn được sự lan rộng của cuộc chiến. Phải thừa nhận rằng bản thân một triển vọng tích cực đối với Afghanistan – thật cay đắng như vậy – cũng mong manh như 20 năm về trước.
Có thể là hình ảnh về 3 người và ngoài trời
Ảnh: Thủ phủ của tỉnh Kunduz sau khi Taliban tiến quân vào thành phố
Bài báo đã đăng từ nhiều ngày trước, nó cho thấy, Mỹ và phương Tây thừa nhận thất bại trong cuộc chiến Afghanistan. Đất nước này đang chịu sự can thiệp, chi phối của nhiều nước lớn.
Ngày hôm qua, nhiều cơ quan truyền thông đã đưa tin về việc Tổng thống Afghanistan bỏ trốn và Taliban sắp nắm quyền khi đã tiến sát vào trung tâm thủ đô Kabul của Afghanistan. Các nhà đàm phán của họ đang đàm phán về việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình với chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Quốc gia, Abdullah Abdullah, trong một video đăng trên Facebook đã công bố: “Cựu tổng thống” đã rời khỏi đất nước trong tình huống này, và Chúa có thể buộc ông ấy phải chịu trách nhiệm, Abdullah nói. Nhân dân cũng sẽ phán xét về ông ta. Truyền thông địa phương đưa tin ông Ghani đã bay đến Tajikistan. Theo tuyên bố của chính họ, lực lượng của Taliban cũng đã xâm nhập vào dinh tổng thống và giành quyền kiểm soát tòa nhà. Một phát ngôn viên của lực lượng dân quân cho biết họ sẽ sớm thông báo việc tái lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan – đó là cái tên của đất nước được gọi dưới sự cai trị cuối cùng của Taliban từ năm 1996 đến năm 2001.
Phần đông dân mạng Việt Nam theo dõi sát sao diễn biến ở Afghanistan và nghiêng về những bình luận, cho rằng sự thất bại của chính phủ thân phương Tây Afghanistan vì bản chất đây là chính phủ bù nhìn, không được đại đa số dân chúng ủng hộ và so sánh bản chất chính quyền này với chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây, xin trích một vài ý kiến, như “Một chính phủ không có động lực và lý tưởng được Mỹ và phương Tây dựng lên. Sống nhờ vào nguồn cung cấp, tài trợ của quan thầy. Không phải là chính phủ tự chủ, tự cường và có định hướng rõ ràng. Về mục đích và lý tưởng , không được lòng dân và vì dân thì trước sau gì, khi không còn chỗ dựa ( chính phủ bù nhìn) thì tất yếu làm gì có sức mạnh để bảo vệ an toàn cho người dân cũng như toàn vẹn lãnh thổ được. Đây cũng là một minh chứng hùng hồn và là bài học cho những kẻ ảo tưởng . Đến chính phủ Việt Nam cộng hoà trước đây ở miền nam Việt Nam . Để mà muốn duy trì chế độ đó tồn tại.ở bất cứ nước nào được Mỹ và phương Tây nhúng tay vào. Điều là những thảm họa của sự rối ren và bất ổn”; hoặc “Sự thất bại là điều đương nhiên không thể tránh khỏi. Một cuộc chiến dù núp dưới bất cứ danh nghĩa nào mà bản chất nó là xâm lược sớm muộn cũng bị thất bại . Bài học Việt Nam đã chứng minh điều đó . Một bộ máy tay sai sống dựa vào Mỹ, nay Mỹ rút thì sự sụp đổ là tất nhiên, chỉ lo với quan điểm Hồi giáo cực đoan Taliban có thể xây dựng và vực dậy đất nước hay không và thế giới ai sẽ công nhận thể chế mới này . Chúng ta mong dù sao hãy đem lại hoà bình cho dân tộc vốn chịu nhiều đau khổ đừng chia năm sẽ bảy làm người dân càng đau khổ nữa .”
Xin trích một ý kiến khác
“Về sự sụp đổ của chính quyền Apganitan do người Mỹ dựng lên sau 20 năm theo như thiển nghĩ của mình thế này. Nói không quá lời thì đây là sự thể hiện của người Mỹ đối với thế giới của những người Hồi Giáo.

Sự dung túng cho người Do Thái ở Trung Đông làm cho người Hồi Giáo cảm thấy bất mãn. Sự bất công trong thu nhập của những người dân lao động trên thế giới mà có không ít người thuộc Hồi Giáo. Điều này đã tạo điều kiện cho những kẻ cực đoan mà ở giới những người Hồi Giáo không thiếu. Vụ 11 tháng 9 tại nước Mỹ chỉ là nút thắt để mở ra cho nước Mỹ có cớ đưa quân can thiệp vào những nước mà họ cho là ủng hộ khủng bố. Irac,Li bi, Apganitan,Si ri đã bị người Mỹ đưa quân đội và bom đạn với chiêu bài chống khủng bố. Và ai cũng nhận thấy cái chính quyền do Mỹ dựng lên đều không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Li bi, i rac và Afghanistan không ổn định kể từ khi người Mỹ đổ quân vào. Ta li ban là một tổ chức của những người Hồi Giáo. Có thể họ dùng những quy định khắt khe quy định của Hồi Giáo đối với người dân của họ thì nên chăng những tổ chức nhân quyền tại phương Tây và nước Mỹ đừng có áp đặt cái quy định của mình vào. Tự họ sẽ điều chỉnh cần thiết để có thể cầm quyền tại một xứ sở mà còn nặng nề chế độ bộ lạc. Theo như thông tin thì bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ không công nhận chính quyền tại Afghanistan do Ta li ban lãnh đạo. Có lẽ người Mỹ lại áp dụng cấm vận với đất nước này.”
Dù sao, giờ đây cả thế giới nín thở theo dõi diễn biến ở Afghanistan. Không chỉ có dân mạng Việt so sánh cảnh Mỹ, phương Tây và đồng minh của họ đang di tản khỏi Kabul với hình ảnh không khác nào sự tái hiện cảnh ngộ chính quyền VNCH tháng 4/1975. Đất nước này chắc chắn sẽ chưa yên ổn, người dân nước họ chưa biết số phận sẽ ra sao…
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *