Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
47685

Sức khỏe không phải là hàng hóa!

Ngày 28-12-2021, tờ Thế Giới Trẻ (Junge Welt) ở thủ đô Berlin đăng bài báo “Sức khỏe không phải là hàng hóa – Một hệ thống bệnh tật” của nhà báo Jens Walter cho biết, sức khỏe như một thứ hàng hóa: Biểu đồ bệnh viện cho thấy các bệnh viện đạt đến giới hạn về mặt tài chính và nhân sự.
Không ai có thể no bụng chỉ riêng qua việc nhận những tràng vỗ tay. Đó là lý do tại sao đã thiếu người xin việc cho các công việc chăm sóc cần nhiều sức lao động và được trả lương thấp, không chỉ kể từ cuộc khủng hoảng Corona. Giờ đây, Hiệp hội Bệnh viện Đức (DKG) cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: Khoảng 22.300 vị trí điều dưỡng còn trống trong y học đa khoa và trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt không có người làm việc. DKG cho biết số lượng chỗ trống nhiều gấp ba lần so với 5 năm trước đây trong dịp công bố biểu đồ bệnh viện vào hôm thứ Hai.
Thống kê dựa trên một cuộc khảo sát bằng văn bản đại diện của gần 300 bệnh viện với hơn 100 giường bệnh từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay. 84% các bệnh viện được khảo sát cho biết rằng họ gặp khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí điều dưỡng còn trống tại các khoa của y học đa khoa. Chủ tịch hội đồng quản trị DKG ông Gerald Gass nói rằng chính quyền đèn giao thông (ý nói liên minh chính phủ gồm đảng có màu đỏ, vàng, xanh tức SPD, FDP, Đảng Xanh – HNT) có trách nhiệm triển khai »công cụ đo lường yêu cầu nhân viên y tá (PPR 2.0) « càng sớm càng tốt. PPR 2.0 do DKG, Hội đồng Điều dưỡng Đức và công đoàn Verdi cùng phát triển dựa trên nhu cầu chăm sóc thực tế của các bệnh viện. Công đoàn Verdi đã ăn mừng việc đưa PPR 2.0 vào thỏa thuận lập liên minh chính phủ liên bang như là một “thành công của nhiều hành động và cuộc đấu tranh trong các bệnh viện” và là “cột mốc hướng tới điều kiện làm việc tốt hơn và chất lượng chăm sóc tốt trong bệnh viện”.
Trong khi DKG cáo buộc các công ty bảo hiểm y tế trong thông cáo báo chí của mình đã ngăn chặn một cuộc cải cách tài chính trong chi phí cho nhân viên điều dưỡng ở một số bang, vốn vẫn do chính phủ liên bang cũ quyết định, người phát ngôn của hiệp hội bảo hiểm y tế theo luật định (GKV), Florian Lanz, đáp trả lại. Các bệnh viện, thực ra có trong tay những công cụ quan trọng nhất để tuyển dụng nhân viên điều dưỡng, bởi vì họ quyết định mức thù lao và số lượng cơ sở đào tạo để có đủ y tá.
Nhưng dưới chế độ tư bản, sức khỏe cũng trở thành hàng hóa, và các bệnh viện hạ thấp lương thay vì đầu tư vào điều kiện làm việc tốt hơn. Trong khi đó, về phương diện kinh tế, DKG đang than thở về một “tình cảnh ảm đạm” chưa từng có kể từ khi thống kê bắt đầu cách đây 20 năm. Chỉ có 11% các bệnh viện được khảo sát đánh giá tình hình kinh tế của họ là tốt, 60% dự kiến sẽ thua lỗ cho năm 2021. Nguyên nhân chính được nêu ra là số lượng người nằm viện giảm và các ca phẫu thuật có thể lên kế hoạch bị hủy bỏ »do các hạn chế trong hoạt động thường xuyên trong đại dịch Corona. Tổ chức »Hành động chống lại bất công trong lao động«, ủng hộ »dân chủ trong kinh tế và kinh doanh« và tư vấn cho các tổ chức công đoàn, đảng phái và chính quyền, nhìn thấy ở đây những vấn đề tự gây nên. Hiệp hội cho biết trên Twitter, biểu đồ được công bố bởi những người điều hành bệnh viện, họ là “những người đã tự cải thiện mình trong nhiều năm với những ca phẫu thuật không cần thiết về mặt y học, khiến nhân viên bị chảy máu đến chết và thường có hành động hung hăng chống lại đại diện người lao động và hội đồng nhân viên”. Các “ca phẫu thuật có thể lên kế hoạch” thường là những can thiệp không cần thiết về mặt y học được thực hiện hoàn toàn vì lý do kinh tế. Các chủ bệnh viện “không phải là nạn nhân, mà là những thủ phạm tích cực giúp hình thành hệ thống bệnh viện bệnh tật vì ý đồ trục lợi”.
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và văn bản cho biết 'MEHR VON UNS BESSER FÜR ALLE!!'
Ảnh: Nhân viên y tá kêu gọi điều kiện làm việc tốt hơn trước tòa nhà Quốc hội Đức (Berlin, 12/5/2021
Bản quyền ảnh: Fabian Sommer/dpa
Đường link của bài báo:
Hồ Ngọc Thắng cho biết, vẻ bề ngoài, y tế của Đức là thiên đường, nhưng đi sâu nghiên cứu sẽ cho thấy, ở nhiều phương diện cũng thối nát. Cho đến nay, nhiều bệnh viện ở Đức bị phanh phui, vì động cơ kinh tế đã cho tiến hành không ít các ca phẫu thuật không cần thiết về mặt y học. Vì động cơ lợi nhuận, nhiều bệnh nhân ở Đức đã thiệt mạng. Bài báo này cho thấy một phần sự thực. Cá nhân tôi cũng đã từng chịu đựng đau đớn do bác sĩ tham lam.
Tướng Nguyễn Thanh Tuấn bình phẩm: Ở thế giới thực tại, sức khỏe đã trở thành thứ hàng hóa đặc biệt, là thứ tạo ra tư bản (tiền, lợi nhuận). Sức khỏe gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (bao gồm cả trí tuệ, kiến thức). Không một nhà tư bản, 1 doanh nghiệp nào hoạt động vì mục đích lợi nhuận lại đi thuê người không có sức khỏe. Bản chất tư bản là lợi nhuận, một khi lợi nhuận giảm thì biện pháp đầu tiên là cắt xén lương người lao động , ngành y tế tư nhân sẽ là như vậy . Chỉ khác nếu ở ta xảy ra thì họ sẽ quy vào chế độ, và đòi thay đổi còn ở các nước tư bản hiện nay hệ thống truyền thông sẽ lấp liếm để bảo vệ chế độ. Bài học này ở ta thật đáng buồn, một bộ phận không nhỏ truyền thông không vì chế độ mà về hùa cùng kẻ xấu bôi nhọ chế độ , trong khi bản chất chế độ ta là y tế phục vụ cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *