Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15704

Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực bảo đảm công bằng, phát triển bền vững

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH  Lê Tấn Dũng nhấn mạnh, tọa đàm là một trong 4 hình thức được Bộ LĐ-TB&XH  tổ chức lấy ý kiến góp ý các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Theo Thứ trưởng, tọa đàm không thuần túy góp ý văn kiện bình thường mà còn có vai trò quan trọng đóng góp về mặt quan điểm, lý luận, mục tiêu, chỉ tiêu, những vấn đề cần xây dựng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

“Các đại biểu đã tập trung góp ý những vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, hiến kế quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII” – Thứ trưởng Lê Tấn Dũng thông tin.

Tăng cường quản lý phát triển xã hộ

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Lưu Quang Tuấn – Phó Viện trưởng viện khoa học lao động và xã hội báo cáo một số thành tựu đạt được trong quản lý phát triển xã hội bền vững trong dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng như: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập theo hướng đầy đủ, hiện đại và hội nhập; chính sách phát triển người lao động được đẩy mạnh, nhất là nhân lực chất lượng cao, gắn kết hơn với nhu cầu thị trường…

Quang cảnh tọa đàm

Bên cạnh những thành tựu vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách còn thấp; quản lý phát triển xã hội và giải quyết một số vấn đề chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng lao động còn hạn chế, thiếu các nhà khoa học đầu ngành; cơ chế đãi ngộ còn bất cập,…

Theo ông Lưu Quang Tuấn, nguyên nhân dẫn đến nhưng tồn tại và hạn chế là do nhận thức còn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất; chưa có nhiều cơ chế, giải pháp đột phá, đồng bộ. Công tác cán bộ còn có mặt hạn chế, việc thực hiện một số nội dung trong các khâu công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức,…

Ông Lưu Quang Tuấn cho rằng, định hướng giai đoạn 2021-2030 là quản lý phát triển xã hội phải hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc là, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi của xã hội.

Về nhiệm vụ, cần tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bền vững, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số; triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường; đổi mới phân bố nguồn lực hợp lý để nâng cao hiệu quả,…

Cụ thể, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công phù hợp với nguồn lực của nhà nước, và xã hội. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách đãi ngộ. Giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc,…

Phát triển việc làm, giảm nghèo bền vững

Báo cáo về nhiệm vụ và giải pháp phát triển giai đoạn 2021-2030 trong lĩnh vực giảm nghèo, ông Tô Đức – Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo – cho biết: “Việt Nam đã giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc từ 58,1% từ năm 1993 xuống còn 9,88% xuống còn 3,75% năm 2019 dự kiến còn dưới 3% vào cuối năm 2020.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực giảm nghèo vẫn còn một số những khó khăn, thách thức như: Kết quả giảm nghèo còn chưa thực sự bền vững tại một số địa phương. Các huyện nghèo, xã vùng cồn bãi, bãi ngang, ven biển và hải đảo có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn,…

Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo trong giai đoạn tới cần tiếp tục thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đã đặt ra trong giai đoạn trước nhưng chưa hoàn thành; bổ sung một số mục tiêu, chỉ tiêu cần phấn đấu thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Liên quan đến nhiệm vụ và giải pháp phát triển trong lĩnh vực việc làm, ông Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm – cho biết, Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những quy chuẩn, tiêu chuẩn về lao động việc làm. Thị trường lao động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, khu vực mà phân công lao động diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Theo ông Vũ Trọng Bình, Việt Nam có quy mô lao động lớn nhưng chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, việc làm phi chính thức, già hoá dân số, biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những thách thức, nhiệm vụ nặng nề trong nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về việc làm.

Về mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021-2030, ông Vũ Trọng Bình cho biết đến năm 2030, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 – 40%; tỉ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 45%.

Đề ra những nhiệm vụ và giải pháp, ông Vũ Trọng Bình ch rằng, cần tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững các vùng và giải quyết việc làm cho lao động,…

Nhân quyền Việt Nam

 Phạm Công

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *