Những chính sách của Chính phủ về hoạt động từ thiện xã hội
Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… được coi là hành lang pháp lý quan trọng để công tác từ thiện đạt hiệu quả thực chất, tránh tình trạng lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi cá nhân, hay gây thất thoát, lãng phí nguồn tiền từ thiện.
Hoạt động quyên góp từ thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là truyền thống sinh hoạt văn hóa – xã hội đã có từ lâu ở Việt Nam; là hoạt động nhân đạo, phù hợp với văn hóa, đạo đức của nhân dân ta, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó khăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở hạ tầng, các điều kiện chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt trong hoàn cảnh bị thiệt hại do thiên tai, dịch họa. Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân thực hiện công tác từ thiện xã hội không có động cơ, mục đích trong sáng, đánh bóng tên tuổi, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, trong đó cụ thể là các địa phương có người dân cần được giúp đỡ.
Hệ lụy của tình trạng này là nội bộ của người dân giữa người được giúp đỡ, người chưa được giúp đỡ, người không có lý do gì để được giúp đỡ, bị rạn nứt, tình làng nghĩa xóm bị nhạt phai. Ngay cả những cá nhân tổ chức giúp đỡ trực tiếp cũng gặp không ít phiền toái về tính công khai minh bạch, những khiếu nại của người dân về những điều có liên quan. Các tồn tại, hạn chế về việc cá nhân trực tiếp tổ chức vừa qua đang gây bức xúc với nhiều ý kiến khác nhau, tựu trung là mong muốn nâng cao vai trò nhà nước trong việc quản lý vấn đề này một cách chặt chẽ để việc làm tốt đẹp giúp đỡ người dân, địa phương trong lúc bị hoạn nạn được phát huy, tình nghĩa đồng bào được thắt chặt, niềm tin của người dân, của các tổ chức tham gia đóng góp sẽ được giữ vững, tăng lên.
Vì vậy, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… là hành lang pháp lý quan trọng để công tác từ thiện đạt hiệu quả thực chất, tránh tình trạng lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi cá nhân, hay gây thất thoát, lãng phí nguồn tiền từ thiện.
Trước đó, vào năm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ cũng với nội dung về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên, sau những vụ lùm xùm về tính minh bạch hoạt động từ thiện của một số cá nhân, tổ chức thời gian vừa qua, việc Chính phủ ban hành một nghị định mới, với một số sửa đổi, bổ sung sẽ tạo tính pháp lý chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy từ thiện minh bạch, công khai, giúp đỡ đúng người, đúng đối tượng, xây dựng niềm tin trong xã hội, phát huy truyền thống nhân đạo “Lá lành đùm lá rách” lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Những quy định mới của Chính phủ
Theo đó, tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP mới ban hành quy định rõ các đối tượng áp dụng nghị định bao gồm:
– Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập (gọi tắt là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
– Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai; các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
– Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
– Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
– Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
– Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
– Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
– Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Ngày Quốc tế Từ thiện hay còn có tên tiếng Anh là International Day of Charity, viết tắt là IDC, là ngày lễ được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nêu trong Nghị quyết ngày 17/12/2012 và chọn làm ngày hành động quốc tế, được tổ chức vào ngày 5/9 hằng năm.
Ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này là nhằm tạo ra một nền tảng chung cho tất cả những hoạt động liên quan đến từ thiện của cá nhân, tổ chức, tình nguyện viên ở mọi nơi và mọi hình thức trên thế giới, từ đó nâng cao nhận thức cũng như tinh thần hăng hái của mọi người trong công việc từ thiện.