Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9474

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Internet

Với chính sách nhất quán trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và nghiêm túc triển khai cơ chế rà soát định kì phổ quát UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong đó chú trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do Internet.

Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện nhằm đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do Internet phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế Việt Nam đã cam kết; đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, quyền tiếp cận thông tin trên cơ sở Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan; tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cho nhà báo.

Tính đến 30/11/2019, Việt Nam có 850 cơ quan báo chí với trên 1.000 ấn phẩm, trong đó có 179 cơ quan báo chí in (83 báo Trung ương, 96 báo địa phương với 116 báo thực hiện loại hình điện tử), 648 tạp chí in (543 tạp chí Trung ương, 105 tạp chí địa phương với 52 tạp chí thực hiện loại hình điện tử), 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập, trong đó có 16 báo, 07 tạp chí điện tử; 01 hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình (02 đài quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; 64 đài địa phương) Trung ương và địa phương với tổng số 183 kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá (gồm: 106 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh, quảng bá). Số lượng đài truyền thanh cấp xã là 9.637 (gồm 2.711 đài có dây, 5.893 đài không dây FM, 961 đài cả có dây và không dây FM). Diện tích phủ sóng phát thanh đạt 99,5% lãnh thổ, diện tích phủ sóng truyền hình mặt đất đạt hơn 98% diện tích lãnh thổ. Số lượng người sử dụng Internet khoảng 64 triệu người, số tài khoản người Việt dùng mạng xã hội (MXH) là gần 80 triệu, trong đó có khoảng 73 triệu tài khoản sử dụng MXH Việt Nam như: Zalo, Mocha, Gapo (với con số lần lượt là gần 52 triệu; 8,7 triệu; gần 3 triệu; còn lại khoảng 10 triệu thuộc về các mạng xã hội khác).

Trong các năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đảm bảo tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục… Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, bày tỏ chính kiến, kết nối chia sẻ quan điểm, tư tưởng ở Việt Nam được đảm bảo trên thực tế ngày càng tốt hơn.Theo đó, bảo đảm báo chí phát triển đúng định hướng, vươn tới xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, xây dựng các cơ quan báo chí của Việt Nam mang tầm quốc gia, khu vực, đồng thời sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo sự thay đổi để đáp ứng được xu thế phát triển khoa học công nghệ, phù hợp với độc giả và công chúng trong xã hội hiện đại: Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, nhằm tăng cường phòng chống thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, đảm bảo môi trường thông tin lành mạnh trên không gian mạng; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, trong đó có hoàn thiện, bổ sung các quy định bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;  Đề án bảo vệ thông tin cá nhân và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên không gian mạng; Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1278/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 8 năm 2017);  Xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam;  Đề án bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng, góp phần giảm thiểu sự cố mất, lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng internet trong và ngoài nước; Triển khai Chính phủ điện tử, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân thông qua mạng Internet…

Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do ngôn luận tự do báo chí và tự do Internet đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *