Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36296

Chán dân chủ, chán nốt cờ vàng, BBC đăng bài viết nhớ vua

Gần đây, dư luận dồn khá nhiều sự chú ý vào Hoàng gia Anh vì một số sự kiện liên quan đến họ, bao gồm chuyện hoàng tử Harry và công nương Meghan tiết lộ các bê bối trong Hoàng gia, và chuyện đám tang của hoàng tế Philip. Nhân đó, đài BBC tiếng Việt đã mở ra một chuyên mục có nội dung rất khó hiểu: tỏ sự tiếc nuối với chế độ quân chủ ở Việt Nam.

Chẳng hạn, trong bài viết có tựa đề “Xóa vương triều, xứ Việt ‘không có vua’ và hết những điều tôn nghiêm”, Phạm Cao Phong (sống ở Paris) đã bày tỏ quan điểm rằng Việt Nam lẽ ra nên giữ lại chế độ quân chủ. Ông Phong cho rằng việc này đảm bảo tính kế thừa và sự liên tục của văn hóa dân tộc, và giữ cho đạo đức xã hội không băng hoại như hiện nay. Để chứng minh, ông Phong kể về vai trò hòa giải mà Nữ hoàng Anh thường đóng, và về các nghi lễ giàu ý nghĩa của các triều đại phong kiến ở Việt Nam.

Nhưng dù đồng ý với Phạm Cao Phong rằng nên đảm bảo tính kế thừa và sự liên tục của văn hóa dân tộc, tôi vẫn cho rằng ý kiến của ông Phong và cách lên bài của BBC rất lẩn thẩn trên 3 điểm.

Thứ nhất, chế độ phong kiến ở Việt Nam cáo chung trong bối cảnh của một cuộc cách mạng giành độc lập và giành quyền bình đẳng – với một số tính chất tương tự cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776 và cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Nếu như trong Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, chế độ phong kiến bị xem là trở lực vì chống lại thay đổi, thì trong cuộc Cách mạng ở Việt Nam năm 1945, chế độ phong kiến bị xem là trở lực vì đã thất bại trong việc tạo ra thay đổi. Bất chấp nỗ lực của một số vị vua như Duy Tân, vương triều Nguyễn đã thất bại trong việc giành lại độc lập cho dân tộc, khiến người dân phải sống nhiều năm trong cảnh khổ nhục, với đỉnh cao là nạn đói năm 1945. Nhiều quan chức trong triều đình cũng đã bắt tay với thực dân Pháp để bắt bớ, giết hại, xử tử những người đòi độc lập. Trong bối cảnh đó, vương triều Nguyễn đã mất tính chính danh cần thiết để tiếp tục lãnh đạo đất nước, và dù có tính chính danh thì họ cũng không có lực lượng. Đó là lý do vua Bảo Đại tình nguyện trao ấn, kiếm cho Việt Minh vào năm 1945. Nên nhớ rằng dù sau này, Bảo Đại có bắt tay với người Pháp để cho ra đời một chế độ thân Pháp ở miền Nam (sau trở thành Việt Nam Cộng hòa), thì hoàng tộc Nguyễn cũng không giữ được một chút ảnh hưởng nào trong chế độ này. Đó là chế độ do nước ngoài dựng lên và bị nước ngoài định đoạt, như vụ người Mỹ ám sát Ngô Đình Diệm đã cho thấy. Vì vậy, có thể nói bản thân hoàng tộc Nguyễn đã không còn năng lực để tiếp tục giữ hoặc chia sẻ vai trò lãnh đạo quốc gia sau năm 1945. Mơ tưởng về một chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam là một việc rất dớ dẩn.

Thứ hai, việc thay đổi hay bảo tồn văn hóa phải phù hợp với các nhu cầu của xã hội. BBC vừa hô hào mở rộng dân chủ ở Việt Nam, vừa thương nhớ các giá trị quân chủ, khiến người ta không khỏi ngờ rằng trang này đang tiêu chuẩn kép hoặc mất phương hướng.

Thứ ba, Hoàng gia Anh hiền lành thế, và chỉ đóng vai trò hòa giải, là vì người Anh đã phải đấu tranh suốt hàng thế kỷ để thu hẹp quyền lực của Hoàng gia. Giờ dịch bài viết của Phạm Cao Phong sang tiếng Thái Lan, khéo người Thái người ta cười vào mặt, bảo là người Việt có những thằng sướng mà không biết đường sướng.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *