Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26473

200 năm tù cho 18 bị cáo khủng bố là quá dã man?

 

Vụ án xét xử nhóm khủng bố tham gia tổ chức phản động lưu vong “Triều Đại Việt” với bản án cho 2 tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ” đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khanh, kẻ cầm đầu vụ án 24 năm tù, 16 bị cáo với mức án từ 2-18 năm tù và chịu đền bù thiệt hại cho người bị thương và tài sản do hành vi khủng bố gây ra. Hội đồng xét xử khẳng định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo dù biết rõ hành vi phạm tội nhưng vì tư tưởng bất mãn chế độ nên vẫn cố tình thực hiện, xem thường kỷ cương, pháp luật, gây hậu quả làm bị thương 2 người và thiệt hại nhiều tài sản.

Theo báo chí tường thuật thì thấy, kẻ cầm đầu tổ chức Triều Đại Việt này là Ngô Văn Hoàng Hùng (thường gọi là Ngô Hùng), là kẻ phản động lưu vong ở Canada, từng mang án tử hình (sau giảm xuống chung thân) về tội “Âm mưu lật đổ chính quyền” vào năm 1979. Sau khi vượt biên sang nước ngoài, Hùng thành lập tổ chức “Triều đại Việt,” thường xuyên sử dụng mạng xã hội để lôi kéo nhiều người trong nước tham gia tổ chức, trong đó có bị cáo Nguyễn Khanh. Nguyễn Khanh được Hùng hứa hẹn phong giữ chức “Chuẩn tướng, Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai.” Hùng chuyển cho Khanh tổng cộng 144 triệu đồng và 600 đôla Canada (CAD) để thực hiện các vụ khủng bố, gây nổ.

Ngoài vụ tổ chức gây nổ thành công tại trụ sở Công an Phường 12, quận Tân Bình, băng nhóm này đã tiến hành gây nổ tại trụ sở Công an phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (không thành do Nguyễn Xuân Phương sợ nên đã ném bỏ xuống khu vực cầu Suối Linh, đối tượng này đã được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự), gây nổ ở Công an tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Nếu băng nhóm khủng bố này không bị công an phát hiện và ngăn chặn, chắc chắn sẽ còn tiếp tục thực hiện trên diện rộng, mưu đồ đẩy đất nước vào hỗn loạn, chết chóc.

Thế nhưng, BBC và truyền thông quốc tế vẫn thực hiện hàng loạt bài báo, phỏng vấn “luật sư nhân quyền”, “nhà dân chủ” lên án chính quyền trong xử lý các bị cáo. Chẳng hạn, trong bài trả lời phỏng vấn BBC được giật tít “Vụ nổ bom trụ sở CA: Gần 200 năm tù cho nhóm Triều Đại Việt”, BBC phản ảnh đậm nét quan điểm của LS Nguyễn Văn Miếng biện hộ cho các bị cáo theo kiểu:

“Khi tòa chỉ ra cái sai, phần lớn các bị cáo đều chấp nhận. Đúng là các bị cáo đã có một số hành động không thể chấp nhận được, như mua thuốc nổ, chế tạo, đặt bom. Trong này có một số người bản thân họ không có ý niệm rõ ràng về bạo lực khi theo nhóm Triều Đại Việt… Nhưng mức án tòa đưa ra quá cao, nhất là với bị cáo đầu vụ (24 năm tù), cộng với khoản tiền bồi thường, khiến cho mức độ răn đe quá kinh khủng”,

“Tất nhiên về mặt luật pháp, tòa đã thực thi quyền mà pháp luật cho phép. Nhưng để kêu gọi người ta hối cải thì mức án quá cao như vậy gần như đã tước bỏ cơ hội hối cải của các bị cáo. Chẳng hạn như với gia đình ông Nguyễn Khanh, cả hai bố con đều chịu mức án rất nặng. Do đó tình trạng có thể nói rất bi thảm.”

“Những vụ án chính trị khác, những người đầu vụ, đứng đầu một tổ chức chính trị cũng chỉ 15 năm tù thôi. Những người có vị trí chính trị, chức vụ thì cũng chỉ 12 năm thôi.” …

Ông luật sư này cũng biện hộ, các bị cáo hành động như vậy vì động cơ vụ lợi, chứ không vì mục đích chống phá hay khủng bố. Họ cũng làm theo yêu cầu một cách miễn cưỡng. … Và các vật liệu dùng làm bom cũng không có độ sát thương lớn (???)

Kiểu đưa tin “khách quan” này của BBC cho thấy rõ thủ đoạn tuyên truyền “tôn trọng sự thật khách quan” của họ là đi theo quan điểm một chiều của giới “đấu tranh dân chủ Việt Nam” nhằm kích thích khuynh hướng phản kháng, chống phá mọi việc làm của chính quyền, kể cả việc xét xử băng nhóm khủng bố với động cơ, thủ đoạn phạm tội rõ ràng, nguy hiểm và hậu quả rành rành như vậy!

Riêng cách thức chọn đối tượng phỏng vấn, đương nhiên, phải phù hợp với ý đồ truyền thông của nhà đài. Tiếp đến cách trình bày bài báo thì tô đậm nét, phản ánh chi tiết, tường tận quan điểm của duy nhất 01 “mẫu” được chọn, sau đó “tổng hợp” vài quan điểm các báo chí Việt Nam theo kiểu đối chiếu, so sánh cho có lệ…là thành một sản phẩm báo chí có tác dụng rất lớn trong việc…định hướng lên án chế độ “hà khắc”, “trả thù”, không có chính sách nhân đạo với những người dân chống Nhà nước.

Trong khi đó, trường hợp Nguyễn Xuân Phương được miễn trách nhiệm hình sự do tự từ bỏ hành động phạm tội giữa chừng, thành khẩn khai báo thì BBC không hề “phản ánh” đến!

Đây là cách truyền thông “chân thưc”, “khách quan”, “đa chiều” của một cơ quan truyền thông quốc tế nổi tiếng đây sao?

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *